Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

KỶ YẾU TRUYÊN THỐNG BAN TRÍ VẬN MẶT TRẬN KHU ỦY SAIGON GIA ĐỊNH 1954-1954 *** 100 trang đầu của tập 1

Cừu đen
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việcĐoạn phimĐiện thoại di động

KỶ YẾU TRUYỀN THỐNG BAN TRÍ VẬN-MẶT TRẬN

KHU ỦY SÀI GÒN - GIA ĐỊNH (1954-1975)

 

HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH

KỶ YẾU TRUYỀN THỐNG BAN TRÍ VẬN-MẶT TRẬN

KHU ỦY SÀI GÒN - GIA ĐỊNH (1954-1975)

Đồng Chủ tịch : Gs Bs Viện sĩ Dương Quang Trung, nguyên P. Trưởng Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định.

Ông Dương Quan Hà, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam Tp Hồ Chí Minh.

Thành viên : Viện sĩ, Dược sĩ Nguyễn Duy Cương, nguyên P. Trưởng Ban

Trí vận-Mặt trận Khu ủy SG-GĐ.

Thành viên : Ông Phạm Chánh Trực, nguyên P. Bí thư thường trực

Thành ủy Tp Hồ Chí Minh.

Thành viên : Ông Vương Văn Lễ, nguyên Ủy viên Ban Trí vận-Mặt trận

Khu ủy SG-GĐ.

Thành viên : Bà Phan Thị Nở, nguyên Ủy viên Ban Trí vận-Mặt trận

Khu ủy SG-GĐ.

Thành viên : Bà Võ Thị Dung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó

Chủ tịch TT Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tp. HCM Thành viên : Ông Nguyễn Trọng Xuất, nguyên P. Trưởng Ban Tuyên Huấn

Khu ủy SG-GĐ.

Thành viên : Ông Trần Tấn Ngời, P. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam Tp Hồ Chí Minh.

BAN BIÊN SOẠN

Chủ biên : Ông Nguyễn Trọng Xuất, nguyên P. Trưởng Ban Tuyên Huấn

Khu ủy SG-GĐ.

Thành viên : Ông Kiều Xuân Long, nguyên P. Vụ Trưởng Ban Khoa giáo

Trung ương.

Thành viên : Bà Từ Thanh Mỹ, nguyên P. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc

Việt Nam Tp Hồ Chí Minh.

Kỷ yếu Truyền thống Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy Sài Gòn - Gia Định “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đồng hành cùng dân tộc, 1954-1975” được biên soạn theo quyết định số 188/QĐ-UBMT ngày 17-11-2011 của Ban Thường trực UBMTTQVN Tp HCM.

MỤC LỤC

***

Trang

Lời nói đầu 5

Cùng bạn đọc 7

Phần mở đầu

Vùng chiến lược đô thị với giới nhân sĩ, trí thức 9

Phần thứ hai

Trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam 21

A. Chiến đấu trong lòng địch 23

B. Hoạt động trong vùng giải phóng 463

Phần thứ ba

Những chiến sĩ thầm lặng 515

Tổng luận 591

Phụ lục 601

Mục lục 613

µµµ

LỜI NÓI ĐẦU

Viết về phong trào các nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định, trong đại gia đình trí thức Việt Nam suốt hơn thế kỷ chống xâm lược trong hành trình cùng dân tộc là một đề tài rất lớn, vì bởi không ở đâu có được nét độc đáo gần như huyền thoại trong con người trí thức vùng đất này.

Cho nên những người biên tập bộ kỷ yếu này chỉ mong ghi lại đôi nét chấm phá chính trong khoảng thời gian 21 năm chống Mỹ (1954-1975), tức một phần rất nhỏ của cuộc “trường chinh” thế kỷ nhưng lại là một thời gian tích tụ những thách thức gay gắt nhất.

Trên cái nền đạo lý “Thấy việc nghĩa không thể không dũng cảm làm” (Kiến nghĩa ninh cam bất dũng vi – câu thơ tuyệt mệnh của Hồ Huấn Nghiệp, một sĩ phu tuẫn tiết vì nước trong kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1862), lớp lớp trí thức Sài Gòn - Gia Định đã nối tiếp nhau thể hiện truyền thống “dấn thân vì Đại nghĩa” suốt 117 năm, kể từ ngày quân Pháp đánh chiếm Thành Gia Định năm 1859. Nội dung “Nghĩa lớn” cứ ngày càng rõ hơn trong tình cảm và nhận thức của người trí thức, đó là tấm lòng xả thân, không phải cho một vương triều, mà cho dân, cho nước. Suốt chặng đường hơn thế kỷ, nói như nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng : “Chúng ta quí trọng cái hồn Việt Nam luôn sống trong trí thức ở mảnh đất Nam Bộ, ở vùng đất qui tụ anh tài Sài Gòn - Gia Định”, mà cốt lõi của tinh thần Việt Nam đó là tính chiến đấu đầy quả cảm vì Độc lập, Tự do, Công bằng, Dân chủ…, tức vì một lý tưởng thanh cao mà người trí thức đi tìm và đã bắt gặp nó trong Cách mạng, trong hành trình cùng dân tộc.

Đương nhiên nhắc lại bài học của quá khứ với bao gương dấn thân mang đậm khí phách và trí tuệ của lớp lớp nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định nói riêng, của Việt Nam nói chung không chỉ là chuyện “nhắc tích cũ người xưa”, vì bởi bài học lịch sử chỉ có ý nghĩa khi nó soi sáng hiện tại và tương lai. Bài học được rút ra ở đây phải chăng chính là thái độ trân trọng của dân tộc đối với tài hoa của đất nước và cách ứng xử hiện nay của người đương thời, của “Đảng cầm quyền” đối với lớp người đang nối tiếp chất ưu tú, trí tuệ Việt Nam trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một giai đoạn trong thời đại khoa học kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão, đồng thời cũng đặt ra muôn vàn thách thức mới, kể cả thách thức đối với nền độc lập, tự chủ của chúng ta vừa giành được sau hơn một thế kỷ “trường chinh” chống xâm lược.

Ban Biên soạn

CÙNG BẠN ĐỌC

Tập sách “Nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đồng hành cùng dân tộc” được biên soạn theo quyết định số 188/QĐ-UBMT ngày 17-11-2011 của Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam thành phố Hồ Chí Minh .

Bộ sách gồm hai tập: 1/ Tập I viết về các phong trào đấu tranh của giới nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định thời kỳ 1954 – 1975.

2/ Tập II “Kỷ yếu truyền thống của Ban Trí vận-Mặt trận Khu Sài Gòn – Gia Định” (sau là Thành ủy Sài Gòn – Gia Định) qua các thời kỳ.

* Về Tập I (là phần chính), chúng tôi chia làm 4 phần:

I. Phần mở đầu : trình bày tổng quan về vị trí địa – chính trị của Sài Gòn – Gia

Định, ý nghĩa và vai trò của cuộc đấu tranh phong phú và đặc sắc của giới nhân sĩ trí thức trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc.

II. Phần thứ hai : có hai chương với các mục minh họa từng phong trào: A. Phong trào nhân sĩ trí thức trong vùng đô thị, địch tạm chiếm.

B. Hoạt động của các vị đã thoát ly ra vùng giải phóng.

Mỗi mục được giới thiệu khái quái bối cảnh thời gian kèm theo những bài viết của những nhân chứng lịch sử, trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau.

III. Phần thứ ba : Hoạt động của những chiến sĩ thầm lặng trong Ban Trí vận-Mặt trận Khu, phục vụ yêu cầu chính trị của lãnh đạo: tuy hoạt động thầm lặng nhưng vai trò của các lực lượng này đã bảo đảm các mạch nguồn thông suốt chỉ đạo phong trào. IV. Tổng luận

* Về tập II, -“Kỷ yếu”, chúng tôi cố gắng ghi lại quá trình hình thành các tổ chức tham mưu cho cấp ủy qua các thời kỳ với các tên gọi khác nhau, sau này gọi là Ban Trí vận-Mặt trận Khu ủy. Mặc dù đã cố gắng với tinh thần không bỏ sót công lao của một ai, nhưng thời gian đã qua quá lâu, cho nên nhiều sự kiện và con người cụ thể, cùng các văn kiện cũng chưa sưu tầm đầy đủ.

Tuy nhiên với tinh thần cẩn trọng và khẩn trương, chúng tôi cố gắng hoàn thành bộ sách trong năm 2013.

Trong khi biên soạn và chọn lựa các bài viết minh họa, chúng tôi xin được tuân thủ các nguyên tắc sau: - Trung thành với nguyên bản đã được công bố trên các sách báo công khai hoặc bí mật thời kháng chiến.

- Những bài của những nhân chứng lịch sử viết về sự kiện và con người trực tiếp phải bảo đảm tính trung thực, đúng như lịch sử đã diễn ra.

- Đối với những bài chúng tôi sử dụng trong tập sách thuộc một số tác giả mà chúng tôi chưa có điều kiện tiếp cận, chúng tôi xin được đăng lại toaøn vaên hoaëc trích ñoaïn, ghi rõ xuất xứ và tên tác giả; rất mong được các tác giả, vì lợi ích chung của phong trào, thông cảm cho Ban Biên soạn về việc sử dụng này và xin nhận nơi đây lời cảm ơn chân thành.

Vì Sài Gòn – Gia Định là trọng điểm chiến lược của vùng chiến lược đô thị, cho nên những trí thức được đề cập đến trong tập sách có thể xuất thân, hoặc hoạt động từ nhiều địa phương khác nhau, nhưng mối quan hệ của họ đối với phong trào đô thị vùng trọng điểm là rất mật thiết. Mặt khác, nhiều trí thức hoạt động trong những lĩnh vực đặc biệt, trong lòng bộ máy chính quyền Sài Gòn, nắm bắt những ý đồ, kế hoạch chiến lược, kể cả những chiến dịch, chiến thuật lớn của địch, góp phần vào chiến thắng chung của kháng chiến như: Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Đinh Văn Đê, Tô Văn Cang, Phạm Xuân Ẩn, Phạm Ngọc Thảo …, chúng tôi cũng chưa thể hiện đầy đủ trong tập sách này, rất mong được các đồng đội bổ khuyết.

Phong trào nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định mang tầm vóc lớn, vào một thời điểm đặc biệt của lịch sử kháng chiến Việt Nam và tình hình thế giới đương đại. Nhất định khả năng của Ban Biên soạn thấp hơn tầm cao ý nghĩa phong trào với sự kiện và con người vô cùng phong phú, cho nên không thể tránh khỏi những khiếm khuyết khi biên tập. Mong được các nhân sĩ, trí thức, các nhà cách mạng lão thành và bạn đọc gần xa cho ý kiến chỉ giáo, phản biện để lần xuất bản sau được tốt hơn.

Trân trọng.

Ban Biên soạn (2013)

Phần mở đầu

VÙNG CHIẾN LƯỢC ĐÔ THỊ

VỚI GIỚI NHÂN SĨ, TRÍ THỨC

NHÂN SĨ, TRÍ THỨC SÀI GÒN - GIA ĐỊNH ĐỒNG HÀNH CÙNG DÂN TỘC TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

I

1/ Vùng đất Sài Gòn - Gia Định trong quá trình hình thành và phát triển. Đồng Nai - Gia Định bao gồm cả xứ Sài Gòn là địa danh chỉ vùng đất sau này gọi chung là Nam Bộ, đã có lịch sử hình thành từ nhiều ngàn năm với nền văn hóa Óc-Eo, Phù Nam nổi tiếng (đầu Thiên niên kỷ thứ nhất). Khi Vương quốc Phù Nam suy tàn, hiện tượng biển tiến vào (thế kỷ thứ VI sau Công Nguyên) đã nhấn chìm cả vùng đất này, khiến nó trở nên hoang vu suốt nhiều thế kỷ. Đầu thế kỷ XII sau Công Nguyên, người Chân Lạp (Khmer), người các dân tộc thiểu số Stiêng, Châu Mạ, K’Ho, M’Nông… lần lượt trở lại sinh sống ở vùng đất cao thuộc miền Đông (Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh…), miền Tây (khu vực Bảy Núi, An Giang) và trên một số giồng cao ven sông, ven biển. Cuộc di dân khai phá vùng đất hoang thuộc Nam Bộ của người Việt trong quá trình phát triển về phương Nam bắt đầu từ thế kỷ XVI. Cuối thế kỷ XVII (1698), khi cư dân người Việt ở vùng đất Đồng Nai - Gia Định mới khai phá đã khá đông đảo (40.000 hộ, 200.000 dân), Chúa Nguyễn ở Đàng Trong sai Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào thiết lập phủ, huyện, làng xã với bộ máy quản lý hành chính nhà nước. Kể từ đó vùng đất Nam Kỳ từng bước thuộc lãnh thổ Việt Nam (lúc đó là xứ Đàng Trong), tính đến nay đã hơn 300 năm.

Hơn ba thế kỷ trong bước đi lên của dân tộc, nhân dân Nam Kỳ trong đó có “Kẻ sĩ Gia Định”, với truyền thống “Hào khí Đồng Nai”, đã luôn đồng hành cùng dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất này.

2/ Sài gòn - Gia Định trong tầm ngắm của chủ nghĩa đế quốc phương Tây.

Thế kỷ XIX là thời kỳ chủ nghĩa tư bản châu Âu mở rộng phạm vi chinh phục thuộc địa ở các châu lục khác. Vùng đất phì nhiêu, màu mỡ ven biển Đông châu Á, nằm giữa Ấn Độ, Trung Hoa, lọt vào tầm ngắm của đế quốc Pháp. Cuộc chinh phục Nam Kỳ Lục tỉnh của thực dân Pháp bắt đầu từ năm 1859 và ách đô hộ của thực dân Pháp trên toàn đất Đông Dương gồm: Việt Nam, Cao Miên, Lào - hoàn tất vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XIX. Dưới ách đô hộ của Pháp, Sài Gòn - Gia Định được Pháp xây dựng thành "Hòn ngọc Viễn Đông”, đầu mối giao thương thủy bộ, trung tâm chính trị - kinh tế của Việt Nam và của khu vực.

Trong suốt thời kỳ thuộc Pháp, nhân dân Nam Bộ, trong đó có giới nhân sĩ, trí thức, đã ghi vào trang sử kháng chiến những trang oanh liệt, cùng những tên tuổi lớn Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Võ Duy Dương, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Bùi Hữu Nghĩa…, nổi bật là gương tuẫn tiết của Hồ Huân Nghiệp, tri phủ Tân Bình, tức “thị trưởng” đầu tiên của Sài Gòn - Gia Định (1862); rồi trong thời kỳ đầu thế kỷ XX với các tên tuổi trí thức yêu nước lớn: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai…

Sau Cách mạng Tháng Tám 1945 là cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược nước ta kéo dài 9 năm (1945-1954). Truyền thống “Đồng hành cùng dân tộc” của nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đã vinh danh những tên tuổi lớn như Thái Văn Lung, Nguyễn Ngọc Nhựt, Nguyễn Thành Vĩnh, Lưu Văn Lang, Nguyễn Văn Hưởng,

Phạm Ngọc Thuần, Phạm Văn Bạch, Cao Triều Phát, Huỳnh Tấn Phát …

Cho nên, dầu lịch sử vùng đất này kể từ ngày khai phá và ghi vào bản đồ đất nước Việt Nam chỉ hơn 300 năm, mà chiều dày, chiều sâu của tinh thần “kẻ sĩ” thể hiện trong mối gắn bó với vận mệnh đất nước cứ ngày càng phong phú, uyên thâm.

3/ Chủ nghĩa “thực dân mới” và giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Hiệp định Genève 1954 đánh dấu sự kết thúc cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam. Nhưng nhân dân Việt Nam, do tương quan lực lượng thực tế lúc bấy giờ, chỉ giải phóng được nửa nước. Cuộc chiến đấu cho Độc lập dân tộc, Thống nhất đất nước còn phải tiếp tục khi đế quốc Mỹ nhảy vào thay chân thực dân Pháp.

Về bản chất, cuộc chiến đấu mới vẫn không thay đổi, cũng là một cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhưng mang một số đặc điểm :

- Từ chế độ thực dân cũ của Pháp (trong đó người Pháp cai trị trực tiếp dân thuộc địa), Mỹ chuyển sang chế độ thực dân mới, với bộ máy hành chính và quân sự do tập đoàn tay sai bản xứ điều hành, Mỹ chỉ nắm quyền chỉ huy thông qua cơ chế viện trợ kinh tế-quân sự.

- Chế độ thực dân mới đã thay đổi sâu sắc cơ cấu giai cấp trong xã hội Nam Việt Nam suốt nhiều chục năm.

- Từ sau phong trào “Đồng khởi” ở Nam Bộ (1960) rồi lan ra khắp miền Nam, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới do Mỹ chỉ huy đã diễn ra vô cùng tàn khốc, đặc biệt trong 10 năm cuối cuộc chiến (1965-1975).

- Sự chuyển biến của các giai tầng xã hội, đặc biệt trong giới nhân sĩ, trí thức, vừa chịu ảnh hưởng của tình hình kinh tế-xã hội chung, vừa ghi đậm nét truyền thống Nam Bộ qua lịch sử hình thành của vùng đất.

II

Khi cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp đi vào giai đoạn cuối (1950), mặc dầu Mỹ cố gắng bơm tiền của, phương tiện chiến tranh tối tân cho quân viễn chinh Pháp, nhưng sự thất bại của Pháp là không thể tránh khỏi. Mỹ cho rằng nguyên nhân Pháp thất bại là do chánh sách thực dân cũ của Pháp đã lỗi thời, không tạo được một lực lượng gọi là “Quốc gia chống cộng” có sinh lực để có thể thắng Cộng sản trong cuộc đối đầu với phong trào kháng chiến giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Cho nên sau Hiệp định Genève 1954, Mỹ hất cẳng Pháp, tiến hành cuộc xâm lược “thực dân mới” (mà Mỹ đã thành công ở một số nơi khác) để biến Nam Việt Nam thành tiền đồn chống Cộng ở Đông Nam Á, nếu không nói là tiền đồn chống Cộng của cả phe tư bản trên toàn thế giới.

Những đặc trưng của chủ nghĩa thực dân mới là gì ?

• Như trên đã nói, đặc trưng cơ bản của “chủ nghĩa thực dân mới” là đế quốc dùng lực lượng người bản xứ, chủ yếu là bộ phận giai cấp tư sản mà quyền lợi gắn với chủ nghĩa đế quốc - ta thường gọi là giai cấp tư sản mại bản quan liêu quân phiệt – trao cho họ quyền cai trị, nhưng chi phối họ bằng viện trợ kinh tế, quân sự…

• Về chính trị, Mỹ phải nuôi dưỡng và đưa lên sân khấu chính trị con bài thay thế chế độ bù nhìn của Pháp đã mất hết tác dụng. Ở Nam Việt Nam đó là phe cánh của gia đình họ Ngô, với Ngô Đình Diệm đứng đầu. Ngô Đình Diệm được tạo “vốn chính trị” bằng nhiều cách, để làm đối trọng với những người kháng chiến yêu nước chân chính. Chánh sách đó ban đầu có gieo trong một số người chút ảo tưởng về khả năng dựa vào Mỹ để xây dựng một thứ chủ nghĩa quốc gia chống cộng, hoặc một chế độ không cộng sản mà tầng lớp bên trên giữ ưu thế, ngăn chặn sự phát triển xã hội theo qui luật.

• Về kinh tế, chủ nghĩa thực dân mới tạo ra một tầng lớp đặc quyền về chính trị, kinh tế, làm giàu nhờ chiến tranh và do đó, bám víu chiến tranh đến cùng. Tầng lớp tư sản kiểu này đông hơn hẳn thời Pháp, họ là chỗ dựa của chủ nghĩa đế quốc và các chính quyền phản động thân Mỹ suốt quá trình kháng chiến của dân tộc.

— Chủ nghĩa thực dân mới đã kéo ra khỏi cộng đồng dân tộc một lực lượng thanh niên đáng kể (quân đội và cảnh sát Sài Gòn có lúc lên đến hơn 1 triệu người, số người đã qua phục vụ quân đội và cảnh sát Sài Gòn hơn 4 triệu người), biến họ thành những kẻ chống, phá cách mạng trên thực tế, tạo nên sự chia rẽ dân tộc nghiêm trọng nhất trong lịch sử mà tác hại còn rất lâu dài ngay cả sau khi chiến tranh kết thúc.

• Về mặt ý thức, chủ nghĩa thực dân mới còn tạo điều kiện phát triển chủ nghĩa tự do cá nhân, hưởng lạc, dùng nó để triệt tiêu truyền thống quật cường bất khuất, đạo lý xả thân vì nghĩa của dân tộc.

• Về mặt lối sống, chủ nghĩa thực dân mới thâm nhập rộng rãi những tiện nghi sinh hoạt hàng ngày, tạo thành thói quen tiêu dùng, cột chặt các tầng lớp nhân dân vào nền kinh tế-văn hóa của thế giới tư bản, hạ thấp lý tưởng của con người.

• Về văn hóa, hiện tượng văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa thực dân mới đã tiến công vào sức mạnh tinh thần, vào truyền thống văn hóa vốn là vũ khí sắc bén của dân tộc chống lại sự xâm lược về văn hóa của thế lực ngoại lai thù địch.

Chung lại, bằng mọi thủ đoạn tổng hợp, chủ nghĩa đế quốc Mỹ đã cố gắng rất cao để cột chặt vùng đất và con người Nam Việt Nam vào hệ thống chủ nghĩa tư bản toàn cầu, phục vụ cho mục tiêu xâm lược thực dân, mà cốt lõi là tạo được một giai cấp tư sản mại bản chống cộng, trung thành với tham vọng của chủ nghĩa đế quốc Mỹ.

Thế nhưng thực tế xã hội Nam Việt Nam đã diễn ra trái với ý đồ của đế quốc Mỹ:

1/ Sự sai lầm của Mỹ trong sử dụng Ngô Đình Diệm, cùng với sự sai lầm của bản thân Ngô Đình Diệm (muốn dựng lên một triều đại phong kiến họ Ngô thay vì tạo dựng một giai cấp tư sản như kiểu Nam Triều Tiên, theo ý đồ Mỹ), đã làm cho mưu đồ có tính chiến lược của Mỹ là chánh sách thực dân mới, không thực hiện được. Những cuộc đảo chánh liên miên tiếp sau Ngô Đình Diệm đổ, mặc dầu rất nhiều tổ chức chính trị được nặn ra mang nhãn hiệu “quốc gia”, như Đại Việt, Tân Đại Việt, Quốc gia Cấp tiến… nhưng ở Nam Việt Nam vẫn chưa tạo nổi một giai cấp tư sản theo qui luật kinh tế bình thường. Từ đó không có nổi một chính đảng có bản lĩnh, càng không có cơ sở quần chúng. Những người nằm trong bộ máy chính trị, quân sự Sài Gòn, đa số hướng về dân tộc, một số không ít “trở thành cơ sở cách mạng” ngay trong lòng địch, thậm chí ở những cương vị rất cao. 2/ Từ nguyên nhân phát triển không theo qui luật bình thường, giai cấp tư sản ở Nam Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc, gồm :

a) Những người làm giàu nhờ quyền lực chính trị, quân sự. Phần quan trọng trong viện trợ Mỹ lọt vào tay số người cầm quyền và thân quyến của họ.

b) Những nhà tư sản kinh doanh lâu đời thuộc đủ các ngành, họ lép vế so với những người có thế lực trên và có mâu thuẫn nhất định với chính quyền Sài Gòn.

c) Những nhà tư sản nhỏ, bị chèn ép, lệ thuộc vào bọn độc quyền. Qui mô kinh doanh của họ nhỏ hơn, nhưng có mâu thuẫn với Mỹ, chính quyền Sài Gòn.

Những nhà kinh doanh lâu đời, vừa và nhỏ chiếm đa số trong giới tư sản ở miền Nam lúc bấy giờ. Họ chấp nhận sự có mặt của Mặt trận Dân tộc Giải phóng nhưng mong có một Nam Việt Nam không cộng sản.

Riêng tầng lớp nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định, tuy được địch mở trường đào tạo, hoặc cho đi du học nước ngoài nhằm sử dụng họ phục vụ ý đồ khai thác thuộc địa của chúng, và đương nhiên họ được đào tạo dưới ảnh hưởng của hệ ý thức tư sản, nhưng họ có những đặc thù rất đáng quan tâm :

— Từ những năm 40 của thế kỷ XX, trong vận động cách mạng, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Trần Văn Giàu đã có những nhận xét rất sâu sắc: “Trí thức Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định có 3 đặc điểm :

1) Đa số trí thức lớn ở Nam Bộ có đời sống thanh bạch, tức không phải tất cả số họ đều là bọn “bơ sữa”, giàu có.

2) Họ trọng danh dự, nối tiếp truyền thống “kẻ sĩ Gia Định” trọng nghĩa khinh tài. Đặc tính ấy có ở hầu hết những trí thức lớn của Sài Gòn; đã có nhiều người vì nghĩa lớn mà dám từ bỏ giàu sang, phú quí, không cam tâm sống đời người dân nô lệ; đối với nhiều người nội dung “giải phóng dân tộc” là nghĩa lớn mà họ hướng đến.

3) Họ vừa có lòng yêu nước truyền thống của người Việt Nam, ngưỡng mộ những nhân sĩ yêu nước lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh; hoặc những đảng viên cộng sản hoạt động công khai như Nguyễn Văn Tạo, Dương Bạch Mai…; họ vừa thông minh, giác ngộ qui luật tất yếu của lịch sử, chỉ có chủ nghĩa xã hội mới thỏa được trí tuệ, lòng khát khao chân lý của họ..

— Những trí thức lớn của Sài Gòn thật sự đã đến với công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc từ trước Cách mạng Tháng Tám 1945, như luật sư Thái Văn Lung, các giáo sư Lê Văn Huấn, Phạm Thiều, Ca Văn Thỉnh, kỹ sư Kha Vạng Cân, các bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Văn Thủ, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát…, và đã đi suốt cuộc đời với sự nghiệp cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo” (Trần Văn Giàu - Tổng tập, Tập III, Nxb QĐND, Hà Nội, 2008).

III

Vị trí của Sài Gòn - Gia Định và giới trí thức trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước Sài Gòn - Gia Định, một bộ phận của Nam Bộ, của Việt Nam, là địa bàn thành thị, tức khác với địa bàn nông thôn, rừng núi; dân cư đông đúc, đặc biệt do chính sách “đô thị hóa cưỡng bức” của Mỹ, ném bom bừa bãi vùng nông thôn miền Nam nhằm “tát nước bắt cá”, chống lại cuộc nổi dậy của nhân dân (trong chiến tranh có lúc cư dân thành thị miền Nam chiếm đến 40 % dân số), phần lớn vùng đô thị nằm dưới bộ máy thống trị của địch nhiều thập niên, nếu không nói là hàng thế kỷ. Trong kháng chiến chống Pháp, lực lượng cách mạng chia ba vùng: vùng căn cứ, vùng du kích, vùng tạm bị chiếm, mỗi vùng có phương châm chiến thuật riêng. Những kinh nghiệm tích lũy từ thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp đã nâng cao nhận thức của lực lượng cách mạng về vị thế của mỗi địa bàn; trong kháng chiến chống Mỹ, Đảng Lao động Việt Nam đề ra 3 vùng chiến lược cho miền Nam: rừng núi, nông thôn, thành thị; tức mỗi vùng đều được xem xét trên quan điểm chiến lược, không chỉ từ so sánh lực lượng ở địa bàn, mà còn từ mục tiêu cách mạng, động lực cách mạng và phương pháp cách mạng.

Trong một lá thư viết năm 1967 gửi cho Ban lãnh đạo Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng Lê Duẩn phân tích rõ: Mục tiêu cách mạng là thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ và phát triển theo hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng lực lượng chủ yếu dựa vào liên minh công-nông-trí, tiến hành đấu tranh vừa chính trị vừa vũ trang, phát huy thế tiến công cách mạng, cuối cùng tiến lên làm chủ đô thị bằng tổng công kích, tổng khởi nghĩa; đô thị - hang ổ đầu não của chủ nghĩa đế quốc xâm lược, là mục tiêu cuối cùng quyết định cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc. Nét độc đáo của cách mạng miền Nam là xây dựng được Mặt trận Liên minh các tầng lớp nhân dân, liên minh công-nông-trí là nền tảng. Khi phong trào của công nhân, nông dân lôi cuốn được các tầng lớp trí thức thì phong trào đấu tranh sẽ có qui mô rộng hơn, sức mạnh lớn hơn, và cùng với các lực lượng đấu tranh khác có khả năng làm cho bộ máy cai trị của địch bị lung lay và nhanh chóng đi đến tan rã. ( Xem Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1985, trang 168). Chúng ta đều hiểu rằng đánh với tên đế quốc đầu sỏ phe tư bản là vô vùng khó khăn. Phương châm của ta là “giành thắng lợi từng bước, đẩy lùi địch từng phần”, cho nên việc thực hiện chánh sách mặt trận cũng được hiểu theo nghĩa rất rộng. Đi đôi với củng cố và mở rộng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chúng ta đã nỗ lực khuyến khích hình thành các tổ chức chính trị, các tổ chức tôn giáo thuộc nhiều xu hướng khác nhau, miễn ít nhiều đối lập với tập đoàn thống trị phản động nhất do Mỹ hậu thuẫn, từ đó hình thành những nhóm cánh tả, những hình thức liên hiệp trong từng yêu cầu cụ thể, từng khẩu hiệu yêu sách, ví dụ khẩu hiệu “Người Mỹ không can thiệp vào nội bộ người Việt Nam”, “Thành lập chính phủ ba thành phần”, “Chống độc tài quân phiệt”, “Chống độc diễn”… Những hình thức mặt trận như vậy không cần hình thành tổ chức cụ thể, nhưng trong hành động thì các lực lượng có xu hướng khác nhau, có thể cùng bắt tay trong những việc làm nhất định, trong một thời gian nhất định, điều đó đã làm tăng gấp bội sức mạnh chống địch, đặc biệt là thuyết phục được dư luận thế giới về chính nghĩa của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, giành thắng lợi trong cuộc đối đầu với thủ đoạn chiến tranh tâm lý, lừa bịp của chủ nghĩa thực dân mới Mỹ.

IV

Sự chuyển biến của giới nhân sĩ, trí thức cũng như công cuộc vận động các thành phần lớp trên trong xã hội thường diễn tiến theo chiều phát triển đi lên của công cuộc kháng chiến.

— Giai đoạn từ 1956-1960, khi Ngô Đình Diệm tiến hành “Tố cộng, diệt cộng” quyết liệt, thì khẩu hiệu “Chống độc tài gia đình trị”, “Đòi phát triển kinh tế dân tộc, tự chủ, chống chèn ép về kinh tế, độc quyền kinh doanh”, những khẩu hiệu sát với quyền lợi họ nên đã lôi cuốn được các tầng lớp bên trên, lúc đó đang bắt đầu phân hóa do chánh sách sai lầm của Ngô Đình Diệm và thái độ ngoan cố ủng hộ Ngô Đình Diệm của Mỹ.

— Giai đoạn từ 1961-1965, khi đông đảo quân Mỹ đổ vào miền Nam để cứu chế độ Sài Gòn khỏi nguy cơ sụp đổ, gây ra những xáo động xã hội lớn thì khẩu hiệu “Bảo vệ Văn hóa dân tộc”, “Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ”, “Đòi quyền tự quyết dân tộc”… thu hút đông đảo giới trí thức, do bước phân hóa mới nẩy sinh từ sự thất bại của Mỹ trong chiến lược chiến tranh “chống nổi dậy”, hay “chiến lược chiến tranh đặc biệt” - theo cách gọi của Mỹ.

— Phong trào Phật giáo đấu tranh chống Diệm-Nhu bộc phát năm 1963, là kết quả tích lũy những mâu thuẫn tiềm ẩn nhiều năm dưới chế độ phát-xít, đàn áp Phật giáo của chế độ họ Ngô do Mỹ dựng lên, mà chiều sâu là sự bùng nổ của tinh thần dân tộc, chống lại sự thống trị của đế quốc Mỹ. Phong trào Phật giáo cũng như nhiều phong trào quần chúng các giới ở đô thị, như công nhân, viên chức, bạn hàng các chợ đô thành, giới báo chí, văn hóa văn nghệ, giáo chức công tư, sinh viên học sinh, giới công giáo với phong trào Thanh-sinh-công, Thanh-laocông, cuộc đấu tranh của giới công thương gia, của những dân biểu đối lập Quốc hội Sài Gòn,… không phải bao giờ cũng khởi đầu từ sự chỉ đạo của Đảng Cộng sản. Tuy nhiên, từ yêu cầu thiết thân của quần chúng, từ thực tế khách quan của cuộc đấu tranh muôn màu muôn vẻ do mâu thuẫn giữa quần chúng với kẻ địch mà Đảng kịp thời đề ra chủ trương thích hợp, nâng cao nội dung khẩu hiệu, mở rộng qui mô tập hợp quần chúng, bố trí cho lực lượng nòng cốt “tấp vô”, dần dần cô lập được số chính trị cơ hội, giành cho cách mạng ưu thế chi phối phong trào; cụ thể trong phong trào Phật giáo, cách mạng đã góp phần đưa được các vị chân tu như Thích Pháp Lan, Thích Thiện Hoa, Thích Đôn Hậu, ni sư Huỳnh Liên… giữ vị trí xứng đáng trong phong trào. Hoặc phong trào của giới Công giáo đã nổi bật vai trò của các linh mục Phan Khắc Từ, Trương Bá Cần…

 Giai đoạn từ 1965-1975, khi Mỹ trực tiếp tiến hành chiến tranh bằng quân viễn chinh Mỹ, rồi sau đó là sự phá sản của các chiến lược, chiến thuật Mỹ; kèm theo mức hủy diệt cực kỳ tàn khốc của bom đạn, thuốc độc hóa học Mỹ, thì sự phân hóa trong các tầng lớp bên trên càng sâu sắc hơn. Năm 1968 hình thành Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, rồi sau đó là các tổ chức chính trị khác với thành phần rất rộng, gồm nhiều nhân sĩ, trí thức tiêu biểu như luật sư Trịnh Đình Thảo, giáo sư Nguyễn Văn Kiết, bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nhà giáo Lê Văn Giáp, nữ luật gia Ngô Bá Thành, giáo sư Tôn Thất Dương Kỵ, nữ sĩ Vân Trang, … Đặc biệt sau Hiệp định Paris nở rộ xu hướng chọn con đường thứ ba, không có Mỹ, theo hướng lập chính phủ ba thành phần, chấm dứt chiến tranh phi nhân, phi nghĩa, phi pháp của Mỹ. Từ thực tế đó, việc hình thành “Lực lượng thứ ba” trong chính giới Sài Gòn, gồm thành phần trí thức tán thành đường lối của cách mạng làm nòng cốt và các thành phần nhân sĩ, trí thức khác, như tổ chức “Lực lượng Quốc gia tiến bộ”, rồi sau đó là “Tổ chức nhân dân đòi thi hành Hiệp định Paris”, và hàng loạt tổ chức của các giới như “Ủy ban chống đàn áp, bất công”, “Ủy ban bảo vệ tự do báo chí”, “Mặt trận nhân dân cứu đói…”, việc hình thành nhóm trí thức gồm nhiều xu hướng chính trị, nhưng đều thống nhất chủ trương đòi Mỹ phải chấm dứt chiến tranh, người Việt Nam tự quyết định tương lai dân tộc mình… Họ hình thành nhóm, chủ trương hòa hợp, hòa giải dân tộc vào những ngày cuối cuộc chiến tranh…

Phong trào giới nhân sĩ, trí thức đô thị rõ ràng đã phát triển ngày càng rộng mạnh, nội dung ngày càng sâu sắc, phong phú, nâng cao theo quá trình phát triển của phong trào cách mạng của các tầng lớp quần chúng cơ bản, điều đó chỉ rõ ý nghĩa quyết định của “Liên minh công-nông-trí” trong cách mạng dân tộc dân chủ.

Các phong trào đô thị gắn kết các cuộc đấu tranh theo các khẩu hiệu khác nhau, phù hợp với nguyện vọng của từng giai tầng xã hội - mà lúc đầu có hoặc chưa có sự lãnh đạo của Đảng. Từ đó cách mạng từng bước xúc tích lực lượng, làm thay đổi tương quan giữa ta-địch, phối hợp ba vùng chiến lược, các lực lượng chính trị-vũ trang-binh vận và các nguồn lực khác trong sự tổng hòa các yếu tố dân tộc và thời đại để kết thúc cuộc chiến tranh với kịch tính bất ngờ nhất, trong đó toát lên vai trò và ý nghĩa đặc sắc của vùng chiến lược đô thị : Đó là nội hàm chính trị của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, một nội hàm mà kẻ xâm lược không bao giờ có được. Ý nghĩa chính trị sâu sắc đó đã thuyết phục được các tầng lớp quần chúng khác nhau trong cộng đồng xã hội Việt Nam, thuyết phục được nhân dân thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, đứng về phía ủng hộ kháng chiến.

Sự tham gia của lực lượng nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đã là một trong những nhân tố góp phần quan trọng dẫn đến sự thua cuộc của Mỹ trong chiến tranh. Một viên tướng Mỹ nói : “Mỹ không thua ở chiến trường, Mỹ chỉ thua trên đường phố New York, do người dân Mỹ không ủng hộ quân Mỹ trên chiến trường”. Ông ta không hiểu rằng: “Những cuộc biểu tình trên đường phố New York và nhiều thành phố khác trên nước Mỹ chính là nội hàm chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam do Mỹ tiến hành”. Chính phong trào các nhân sĩ, trí thức Sài Gòn - Gia Định đứng lên chống lại Mỹ ngay trong vùng do Mỹ kiểm soát suốt hàng chục năm chiến tranh, đã là một trong những lý lẽ thuyết phục nhất góp phần để mọi người trên thế giới hiểu được thực chất của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, tức nội hàm chính trị của cuộc kháng chiến. Ai không hiểu nội dung chính trị của cuộc đấu tranh này thì sẽ không thể hiểu gì về cuộc chiến tranh. Đó là câu trả lời cho những ai còn mơ hồ về mối quan hệ bản chất của các sự kiện lịch sử trong chiến tranh Việt Nam (1954-1975).

clip_image003 “Tôi không nhớ được trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng từ 1930 đến 1940, có cái nào chuyên bàn về vận động trí thức ? Đủ các chỉ thị, nghị quyết về vận động công, nông, binh, thanh, phụ, tự vệ… Còn về trí thức thì hình như là chưa”… “Vậy công việc của tôi hồi năm 1930 không phải chủ yếu là trí vận. Mà hồi đó Hải Triều, Phan Bôi, cả tôi nữa, đều đánh giá thấp khả năng tham gia cách mạng của trí thức. Chúng tôi chỉ hy vọng kéo về mình những thầy giáo nghèo, những viên chức nhỏ, chớ còn trí thức bự, viên

GS Trần Văn Giàu chức lớn, những ông “Tây da vàng” đó thì bọn tôi không chịu mất

thì giờ tới lui tuyên truyền cách mạng cho họ. Tư tưởng đó ít nhất là sai một phần; quơ

đũa cả nắm, đánh giá quá thấp khả năng yêu nước của trí thức; đánh giá quá thấp là không đúng”… “Nhưng từ chiến tranh thế giới (lần thứ hai) tới giờ, với sự bại trận thảm hại của Pháp trước sức tấn công của Đức, rồi theo đà thắng của Liên Xô và đường lối giải phóng dân tộc của Đảng ta, với cuộc tuyên truyền mạnh mẽ và tha thiết cho chủ nghĩa yêu nước, người ta nhận thấy trí thức thiên về phía tả hơn trước, vấn đề đặt ra cho chúng tôi là làm thế nào để đưa họ vào một phong trào có tổ chức của nhân dân do Đảng lãnh đạo. Một phong trào cách mạng giải phóng dân tộc mà thiếu sự tham gia tích cực của trí thức thì chưa phải đủ tầm rộng lớn cần thiết...”, “Nếu có một Lưu Văn Lang (nhà kỹ sư nổi tiếng của Sài Gòn thời đó) ủng hộ ta thì trí thức lớn nhỏ sẽ ủng hộ ta đông lắm. Nếu có một giáo sư Đặng Minh Trí, Lê Văn Huấn, Hồ Văn Lái đi với ta, thì hàng trăm cựu học sinh, hàng trăm phụ huynh học sinh cũng sẽ mạnh dạn đi với ta”

Trần Văn Giàu, Tổng tập, Tập III, Nxb Quân Đội Nhân Dân, Hà Nội, 2008.

Phần thứ hai

TRÍ TUỆ, BẢN LĨNH VIỆT NAM

A. CHIẾN ĐẤU TRONG LÒNG ĐỊCH

B. HOẠT ĐỘNG TRONG VÙNG GIẢI PHÓNG

A. CHIẾN ĐẤU TRONG LÒNG ĐỊCH

1. PHONG TRÀO BẢO VỆ HÒA BÌNH

“Phong trào Bảo vệ Hòa bình” ở Sài Gòn – Chợ Lớn được thành lập vào ngày 1/8/1954. Phong trào đề ra mục đích đòi các bên tham dự Hội nghị Genève phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định, ban hành tự do dân chủ, thả tù binh và tù chính trị, hiệp thương để tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Phong trào quy tụ hầu hết các trí thức, nhân sĩ tiêu biểu ở Nam Bộ như các luật sư Trịnh Đình Thảo, Hoàng Quốc Tân, Nguyễn Hữu Thọ, kỹ sư Lưu Văn Lang, giáo sư Phạm Huy Thông, ông Michel Nguyễn Văn Vĩ, các nghệ sĩ Năm Châu (Nguyễn Thành Châu), các ký giả Nguyễn Bảo Hóa (tức Tô Nguyệt Đình), Tư Mã Việt, các bà Nguyễn Thị Lựu, Thái Thị Nhạn …

Phong trào đã được sự hưởng ứng rộng rãi của các giới; tại Sài Gòn – Chợ Lớn đã thành lập 32 Ủy ban khu phố, xí nghiệp và hàng trăm ủy ban độc lập khác; nhiều tỉnh cũng thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình địa phương … Phong trào xuất bản tờ nội san Hòa Bình. Chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp rất quyết liệt khiến nhiều vị bị tù đày, hy sinh … nhưng ảnh hưởng của Phong trào trong và ngoài nước rất lớn. Nhiều vị trong phong trào sau này tham gia Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập năm 1960.

NHỮNG CHIẾN SĨ HÒA BÌNH

Những thành viên trong Phong trào Bảo vệ Hòa bình

Trương Võ Anh Giang

clip_image004 Phaùp thua ôû Ñieän Bieân Phuû ngaøy 7/5/1954, buoäc phaûi kyù Hieäp ñònh Geneøve ñình chæ chieán söï ôû Ñoâng Döông, cam keát ruùt quaân veà nöôùc. Hoa Kỳ không muốn Vieät Nam ñoäc laäp vaø thoáng nhaát, tác động với Pháp ñöa Ngoâ Ñình Dieäm lên cầm đầu chính quyền Saøi Goøn hòng chia caét laâu daøi ñaát nöôùc ta.

Neàn hoøa bình mà nhaân daân Việt Nam hy sinh bieát bao xöông maùu mới giaønh ñöôïc bò ñe doïa nghieâm troïng. Phaûi

ñaáu tranh ñeå ngaên chaën nguy cô chieán tranh buøng noå trôû laïi. Neáu Hieäp

LS Nguyễn Hữu Thọ ñònh Geneøve ñöôïc toân troïng thì seõ coù toång tuyeån cöû trong caû nöôùc vaø

(năm 1962) ñaát nöôùc Vieät Nam seõ ñöôïc thoáng nhaát.

Dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Nam Bộ, phong trào đấu tranh của quần chúng

diễn ra ngay sau khi có kết quả của Hội nghị Genève và phát triển liên tục, có nhiều cuộc quyết liệt, đổ máu. Riêng tại Sài Gòn – Chợ Lớn, ngày 1/8/1954, một cuộc biểu tình đông đảo hàng nghìn người (đặc san Cứu quốc – cơ quan của Liên Việt Sài Gòn - Chợ Lớn cho biết có đến 5.000 người, trong khi báo cáo của Nha Cảnh sát Đô thành nêu con số "trên 1.000 người”), xuất phát từ vùng chợ Cầu Muối, chợ Cầu Ông Lãnh rồi từ đường Galliéni – Kitchener (nay là ngã tư Trần Hưng Đạo – Nguyễn Thái Học, quận 1, TP.HCM) kéo về trung tâm thành phố, vừa đi vừa hoan hô hòa bình, giương cao các biểu ngữ đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định.

Khi đoàn còn cách bùng binh chợ Bến Thành khoảng hai trăm thước thì cảnh sát nổ súng đàn áp, nhiều người bị thương, 115 người bị bắt tại chỗ và bị giải đến Ty Cảnh sát Đặc biệt miền Đông [1]. Cuộc đối đầu giữa cảnh sát và quần chúng kéo dài đến mười hai giờ trưa.

Cũng trong ngày, đồng bào nhận được hiệu triệu của một tổ chức mới thành lập,

nguyên văn như sau:

PHONG TRÀO BẢO VỆ HÒA BÌNH

Hoan hô đình chiến - Ủng hộ hòa bình

HIỆU TRIỆU

Cùng toàn thể đồng bào,

Hội nghị Genève vừa chấm dứt, một Hiệp định đình chiến đã ký kết giữa Chánh phủ Pháp và Chánh phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trước các cường quốc và nhân dân thế giới, Chánh phủ Pháp đã long trọng:

- Nhìn nhận chủ quyền, độc lập, thống nhứt, toàn vẹn lãnh thổ của chúng ta;

- Cam kết sẽ rút hết quân đội ra khỏi nước ta;

- Vừa thừa nhận trong toàn quốc ta sẽ thực hiện tổng tuyển cử tự do để thống nhứt nước ta. Đó là thắng lợi rất lớn lao của dân tộc ta sau hơn chín năm chiến đấu gian lao, anh dũng.

Chiến tranh đã chấm dứt với thắng lợi ấy, toàn dân Việt Nam đều vui mừng hoan hỉ. Đồng bào chúng ta bấy lâu nay đã đau khổ với trăm ngàn cảnh gia đình tan nát, muôn cảnh áp bức, điêu tàn vì nạn chiến tranh, chúng ta phấn khởi đón lấy tin đình chiến và những thắng lợi ở Hội nghị Genève.

Những thắng lợi ấy, chúng ta còn phải tranh đấu nhiều mới củng cố được. Ta phải tiếp tục tranh đấu để bảo đảm sự thực hiện hòa bình, độc lập và thống nhứt thật sự theo lời cam kết.

Chúng tôi là những người yêu chuộng hòa bình, kêu gọi toàn thể đồng bào hãy đoàn kết lại với chúng tôi trong PHONG TRÀO BẢO VỆ HÒA BÌNH dưới khẩu hiệu:

- HOAN HÔ ĐÌNH CHIẾN - CỦNG CỐ HÒA BÌNH.

- CHÁNH PHỦ PHÁP PHẢI THÀNH THẬT THI HÀNH ĐÚNG HIỆP ĐỊNH ĐÌNH CHIẾN,

THỰC HIỆN CÁC QUYỀN TỰ DO, DÂN CHỦ;

- CHUẨN BỊ VÀ SỚM THỰC HIỆN TỔNG TUYỂN CỬ;

- THẢ TẤT CẢ TÙ BINH VÀ TÙ NHÂN CÓ TÁNH CÁCH CHÁNH TRỊ;

- BÃI BẮT LÍNH, TRẢ THANH NIÊN BỊ BẮT LÍNH VỀ GIA ĐÌNH; - BỎ CÁC XÂU THUẾ CHIẾN TRANH.

VIỆT NAM THỐNG NHỨT, ĐỘC LẬP, DÂN CHỦ MUÔN NĂM.

Saigon, ngày 1 tháng 8 năm 1954

PHONG TRÀO BẢO VỆ HÒA BÌNH

CÁC THÀNH VIÊN CỦA PHONG TRÀO BẢO VỆ HÒA BÌNH

Ban Chấp hành

clip_image007 Chủ tịch: Trần Kim Quan, dược sĩ

Phó Chủ tịch : Nguyễn Thị Lựu, nội trợ

Nguyễn Hữu Thọ, luật sư

Thơ ký : Phạm Huy Thông, giáo sư thạc sĩ

Nguyễn Văn Dưỡng, giảng viên trường luật

Nguyễn Văn Để, công nhân

Thủ quỹ : Từ Bá Đước, điền chủ

Ban Tổ chức:

Bà Thái Thị Nhạn, buôn bán

Ô. Tư Mã Việt, ký giả

Ô. Trần Văn Liêm, luật sư

clip_image010Ô. Trần Phước Thọ, sinh viên

Ô. Nguyễn Văn Hai, công nhân

Ô. Nguyễn Thành Châu, kịch sĩ

Ô. Hoàng Quốc Tân, luật sư

Ô. Nguyễn Văn Ngôn, học sinh

Những nhân viên sáng lập khác:

Ô. Nguyễn Văn Thiệt, đốc phủ sứ hồi hưu

Ô. Lê Công Mão, bác sĩ

Ô. Trần Văn Du, bác sĩ thú y

Ô. Nguyễn Đắc Lộ, kỹ sư

Ô. Tôn Văn Bưu, dược sư

clip_image013 Ô. Nguyễn Bảo Hóa, ký giả

Ô. Lê Văn Huấn, giáo sư

Ô. Huỳnh Cầm Chương, giáo sư

Ô. Nguyễn Trọng Thường, giáo sư

Ô. Nguyễn Thanh Cao, kịch sĩ

Ô. Nguyễn Ngọc Huyên, Hội Hướng đạo

Ô. Nguyễn Công Hoa, sinh viên

Ô. Huỳnh Vĩnh Lâm, sinh viên

Ô. Trần Văn An, học sinh

x x x Trụ sở của Phong trào Bảo vệ Hòa bình (PTBVHB) bấy giờ đặt tại số 27 đường Taberd (nay là Nguyễn Du, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), nhà riêng của dược sĩ Trần Kim Quan, đây cũng là nơi thành lập PTBVHB.

clip_image014 Trong khi chính quyền Ngô Đình Diệm ra lệnh cho các công sở treo cờ tang (ngày 23/7/1954) phản đối “việc chia cắt đất nước”, xuyeân taïc vaø vi phaïm Hieäp ñònh Geneøve, moät trong nhöõng vieäc ñaàu tieân cuûa PTBVHB laø làm ngöôøi daân hieåu roõ noäi dung caùc vaên kieän cuûa Hieäp ñònh. Phong traøo bieân soaïn moät cuoán saùch nhoû dưới dạng “hỏi-đáp” giaûi thích những vấn đề cơ bản cuûa Hieäp ñònh, xuất bản nội san Hòa bình (in tại nhà của Lê Hữu Phước, tức Lê Dân, số 116 đuờng Duranton (nay là Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM). Lê Dân là rể của bác sĩ Võ Duy Thượng - từng là Bộ trưởng Bộ Y tế trong chánh phủ Nguyễn Phan Long năm 1950 nên địch không chú ý.

Ông Lê Hữu Phước Ngày 18/8/1954, theo quy định, các báo Sài Gòn được phép

(Đạo diễn Lê Dân) đăng nội dung Hiệp định Genève; đây là một thuận lợi cho PTBVHB dựa vào đó mà phổ biến Hiệp định chi tiết hơn.

Ngày 22/9/1954, Ủy hội Quốc tế Giám sát và Kiểm soát đình chiến ở Việt Nam (UHQT) đến Sài Gòn, trụ sở tạm đặt tại số 138 đường Chasseloup Laubat (nay là Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.Hồ Chí Minh). Vaên phoøng luaät sö cuûa ông Thọ trở thaønh nôi tieáp daân: nhieàu ngöôøi ñeán ñaây ñeå nhôø PTBVHB can thieäp cho thaân nhaân hoï, nhöõng ngöôøi khaùng chieán coøn bò đối phương giam giữ. PTBVHB toå chöùc caùc buoåi ñi thaêm nhaø tuø, traïi giam, lieân laïc vôùi UHQT, vôùi Ban lieân hôïp ñeå ñoøi traû töï do cho tuø binh và tù chánh trò theo ñieàu 31 chöông IV của Hieäp ñònh ñình chieán.

Phong traøo phaùt trieån maïnh meõ. Nhieàu uûy ban baûo veä hoøa bình ra ñôøi ôû caùc chôï, khu phoá, tröôøng hoïc, nhaø maùy, lan ra các tỉnh ở Nam Bộ, ở miền Trung.

Trong một báo cáo, địch đã nêu:

“Mặc dầu không có giấy phép thành lập hội, không có trụ sở chính thức, nhưng các đương sự đã lợi dụng tình hình rối ren sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết tại Genève để đẩy mạnh Phong trào lên rầm rộ, cho xuất bản công khai những sách báo, nội san để tuyên truyền, vận động đấu tranh đòi thực hiện đúng những điều khoản ghi trong Hiệp định.

Ngoài ra còn có tin lúc đó nhóm nầy cũng đã cử kỹ sư Lưu Văn Lang, Chủ tịch danh dự PTBVHB, đến Cao ủy phủ gặp Ély, để yêu cầu giúp đỡ trong việc đấu tranh đòi chính phủ thực hiện điều khoản trao trả tù binh, các chính trị phạm V.C. được tự do”: [2]

YÙ ñoà phaù hoaïi Hieäp ñònh Genève cuûa Washington vaø Saøi Goøn bò thaùch thöùc. Chính quyeàn Dieäm raát töùc toái, chæ muoán daäp taét ngay Phong traøo. Song luùc naøy Ngô Đình Diệm ñang phaûi ñoái phoù cuøng moät luùc với nhieàu đối phương: Caùc tướng taù thaân Phaùp ñöùng ñaàu laø tướng Nguyeãn Vaên Hinh ñang naém trong tay đa số sĩ quan lãnh đạo “Quaân đội Quốc gia”, tổ chức Bình Xuyeân cuûa Leâ Vaên Vieãn ñang nắm ngành cảnh sát–công an; caùc phần tử choáng Dieäm trong caùc giaùo phaùi Cao Ñaøi vaø Hoøa Haûo ở Nam Bộ, ñaûng Ñaïi Vieät vaø Quoác daân Đaûng ở miền Trung.

Ngày 21/9/1954, một số đồng bào mới di cư vào biểu tình tại Sài Gòn đòi trở ra Bắc. Cảnh sát đàn áp: 2 người chết, một số bị thương [3].

Ngày 27/9/1954, chánh phủ Ngô Đình Diệm cải tổ, bổ sung và thay đổi một số tổng trưởng so với nội các thành lập vào tháng 7/1954.

Đó đây, xuất hiện một bản hiệu triệu đề ngày 15/10/1954, bên dưới ký tên Ban Chấp hành PTBVHB.

“Hiện giờ, Phong trào Bảo vệ Hòa bình được trên 15 ngàn hội viên ở Đô thành và rải rác khắp các miền Hậu Giang. Mỗi ngày đồng bào gia nhập thêm mãi mãi.

Phong trào đã có một hậu thuẫn của quần chúng thật hùng hậu.

Vậy tất cả anh em hội viên và đồng bào hãy siết chặt hàng ngũ để chống lại Chánh phủ bù nhìn Ngô Đình Diệm. Và rồi một ngày gần đây, khi chánh phủ nầy bị lật đổ, chúng ta sẽ thừa cơ hội thuận tiện ấy mà đứng lên đoạt chánh quyền.

Nhơn số chúng ta đã có, khí giới chúng ta đã sẵn. Lực lượng ấy sẽ giúp chúng ta đạt thành ý nguyện. Nhân dân sẽ hết đồ thán và đến ngày tổng tuyển cử chúng ta sẽ hướng dẫn quần chúng trong cuộc bỏ thăm thống nhứt xứ sở dưới sự lãnh đạo của Cụ Hồ Chí Minh, Đức Cha Già sáng suốt của dân tộc Việt Nam.

Hỡi toàn thể hội viên,

Hỡi toàn thể đồng bào,

Hãy ráo riết chuẩn bị khi tiếp được tờ hiệu triệu nầy, để chờ lịnh của Phong trào ban ra một ngày gần đây.”

Biết rõ ý đồ của địch tung ra bản hiệu triệu giả này nhằm đàn áp PTBVHB, ngày 22/10/1954, các ông Trịnh Đình Thảo, Hoàng Quốc Tân và Nguyễn Hữu Thọ đến Văn phòng Phủ Thủ tướng xin gặp Ngô Đình Diệm để khẳng định rằng đó là bản hiệu triệu mạo danh PTBVHB và xác định PTBVHB chỉ dùng biện pháp hòa bình để bảo vệ hòa bình, nhưng ông ta không tiếp.

Ngaøy 23/10/1954, Toång thoáng Hoa Kỳ Eisenhower gôûi thô rieâng cho Dieäm, höùa seõ vieän trôï tröïc tieáp cho Chính phuû Dieäm (khoâng phaûi thoâng qua Phaùp nhö tröôùc nöõa) ñeå xaây döïng ôû mieàn Nam Vieät Nam “moät chính phuû maïnh”. Coù tin tướng Lawton Collins sẽ sang Saøi Goøn laøm ñaïi dieän rieâng cuûa Eisenhower beân caïnh Chính phuû Dieäm. Với söï uûng hoä hoaøn toaøn caû veà vaät chaát laãn tinh thaàn cuûa Hoa Kỳ, Dieäm caûm thaáy vöõng taâm hôn.

Nhà cầm quyền giương bàn tay sắt ra

Cưối tháng 10/1954, một số hội viên hoạt dộng tích cực cho PTBVHB bị chận bắt, chỉ vì có mang bản hiệu triệu hoặc truyền đơn của Phong trào. Những ủy viên, hội viên khác của PTBVHB bị bắt. Một số người trong họ không có tên trong ban tổ chức, ban chấp hành, ban sáng lập của PTBVHB, chỉ là hội viên thường cũng bị giam, vì từng là đảng viên đảng Lao động Việt Nam, đảng viên đảng Dân chủ Việt Nam, thành viên của Hội Liên Việt hoặc chỉ tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp.

clip_image015 Sau khi bị điều tra tại Ty Cảnh sát Đặc biệt miền Đông, những người bị bắt bị tống giam vào nhà lao Gia Định. Trong khi bị giam tại đây, các ông bà thảo hai lá đơn, cùng một nội dung: một gửi Ngô Đình Diệm và một gửi chưởng lý tòa án Sài Gòn, yêu cầu giải thích tội trạng của họ và xin được tại ngoại. Vì hai lá đơn nói trên không được cứu xét nên ngày 4/1/1955, các vị đã tuyệt thực hai mươi bốn giờ để phản đối.

Töø khi nhöõng ngöôøi laõnh ñaïo PTBVHB bò baét, caùc taàng lôùp nhaân daân Saøi Goøn – Chôï Lớn ñaáu tranh ñoøi traû töï do töùc khaéc vaø voâ ñieàu kieän cho caùc vị. Moãi laàn nhaø caàm quyeàn Dieäm ñöa caùc oâng bà ra phoøng döï thaåm ñeå laáy cung, haøng ngaøn daân chuùng taäp trung tröôùc toøa aùn phaûn ñoái. Baø con töï ñoäng goùp tieàn ñeå nhôø luaät sö bieän hoä cho caùc vị.

Từ trái qua: Ngaøy 22/12/1954, caùc ñaïi bieåu, giới trí thöùc Saøi Goøn – - GS Nguyễn Văn Dưỡng Chôï Lôùn ñeán gaëp tröôûng phaùi ñoaøn AÁn Ñoä, Ba Lan - LS Nguyễn Hữu Thọ vaø Canada trong UHQT, yeâu caàu hoï can thieäp với chính

- GS Phạm Huy Thông tại nhà lao Gia Định quyeàn Dieäm.

Maáy laàn địch ñöa caùc oâng bà trong PTBVHB ra toøa nhöng khoâng thaønh, keùo daøi vieäc giam giöõ caùc oâng bà ôû Saøi Goøn chæ khiến cho quaàn chuùng coù lyù do ñeå tieáp tuïc choáng ñoái; chính quyền Diệm dùng phương sách khác.

Ngày 7/2/1955, Bộ Tư pháp Sài Gòn ra thông cáo kể sự việc đã qua và truy tố những người bị giam thuộc PTBVHB hoặc liên quan đến PTBVHB sáu tội: lập hội bất hợp pháp; truyền bá và bán tạp chí thân Cộng “Hòa Bình”; gây trọng tội đối với sự trị an nội bộ quốc gia bằng sách báo, hành động phá hoại; phạm tội hình sự đến nền an ninh nội bộ của quốc gia; giả mạo giấy tờ. Đoạn cuối của bản thông cáo như sau:

“Ông dự thẩm cho rằng vì tình trạng hiện tại của thủ tục tố tụng, việc giam giữ các can phạm là không cần thiết để làm rõ sự thật nữa, và đã ra lịnh tạm tha cho họ. Thủ tục hình luật tố tụng sẽ tiến hành theo thường lệ.

Tuy nhiên, để phòng ngừa những rối loạn có thể xuất phát từ những hoạt động phi pháp và có hại cho nền trật tự công cộng…, Thủ tướng đã ra nghị định chỉ định các can phạm phải cư trú bắt buộc tại Hải Phỏng…

Cần phải nói rõ rằng các đương sự hoàn toàn tự do trong khu vực cư trú đã được ấn định và hiện nay còn ở dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Quốc gia” [4].

Thật vậy, trước đó trong ngày, Ngoâ Ñình Dieäm kyù Nghò ñònh số 45/TTP/VP quy định cöôõng baùch löu truù tạị Haûi Phoøng 26 người thuộc PTBVHB hoặc liên quan đến Phong traøo :

1/ Nguyeãn Höõu Thoï, luaät sö ; 2/ Traàn Kim Quan, döôïc sĩ ; 3/ Traàn Höõu Tri, hoïc sinh ; 4/ Nguyễn Vaên Döôõng Henri, giaûng vieân tröôøng luaät ; 5/ Traàn Vaên Du, baùc só ; 6/ Huyønh Caåm Chöông, giaùo sö; 7/ Nguyeãn Vaên Thi, cöïu ñoác phuû söù ; 8/ Nguyeãn Troïng Thöôøng, giaùo sö ; 9/ Nguyeãn Ñaéc Loä, kyõ sö ; 10/ Leâ Thaønh Nam ; 11/ Phan Thò Lieâm ; 12/ Traàn Haøm Laõng ; 13/ Leâ Vaên Reâ ; 14/ Phaïm Huy Thoâng, giaùo sö, thaïc só ; 15/ Töø Baù Ñöôùc, ñieàn chuû ; 16/ Nguyeãn Thò Hợi ; 17/ Hoaøng Quoác Taân, luaät sö ; 18/ Leâ Quang Thaêng, döôïc sö ; 19/ Buøi Voõ Loä, kyù giaû ; 20/ Nguyeãn Tröôøng Cöûu, giaùo sö ; 21/ Nguyeãn Baûo Hoùa, kyù giả ; 22/ Leâ Coâng Maõo, bác sĩ ; 23/ Laâm Thò Tö ; 24/ Löu Tính ; 25/ Nguyeãn Taûo ; 26/ Buøi Vaên Lê.

*****

Trong số này có đến mười một người không nằm trong danh sách các ban của PTBVHB mà chỉ là hội viên thường có giữ bản hiệu triệu của Phong trào, hoặc kiên quyết cho rằng bảo vệ hòa bình là không có tội, hoặc trong lúc bị thẩm vấn đã thành thật bảo rằng mình từng là đảng viên đảng Lao động Việt Nam, hoặc đảng viên đảng Dân chủ Việt Nam, thành viên của Hội Liên Việt hoặc có tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp; đó là Trần Hữu Tri, Nguyễn Văn Thi, Lê Thành Nam, Phan Thị Liêm, Trần Hàm Lãng, Lê Văn Rê, Nguyễn Thị Hợi, Lâm Thị Tư, Lưu Tính, Nguyễn Tảo, Bùi Văn Lê.

Trước đó, đã xuất hiện trên báo chí lời thanh minh của một số vị. Nhà sư Thích Huệ Quang cho rằng ông không có mặt trong buổi họp thành lập PTBVHB, ông phản đối việc đưa tên ông vào danh sách các chủ tịch danh dự của Phong trào; hai nghệ sĩ bảo rằng trước đó do hoàn cảnh đi làm ăn xa nên đã xin rút tên ra khỏi Phong trào; các vị kia trong ban chủ tịch danh dự bảo rằng mình không tán thành biện pháp quá khích của Phong trào. Về trường hợp sau cùng, ông Trịnh Đình Thảo viết trong hồi ký “Suy nghĩ và hành động”: Viên chủ sự Robert Lộc vào và cho chúng tôi hay rằng Ngô Đình Diệm đã ra lệnh “xếp” hồ sơ Phong trào Hòa bình lại, không điều tra nữa. Y mời chúng tôi ra khỏi nhà giam. Chúng tôi tưởng là Ngô Đình Diệm xếp hồ sơ thật, liền lên xe Jeep về nhà” [5]. Nhưng sau đó Ngô Đình Diệm cho đăng cái gọi là “thanh minh” ký tên từng ông một với nội dung kể như các ông đã ly khai khỏi PTBVHB.

(Sau đó từng ông gởi bài đính chánh, nhưng báo không đăng).

Bò quaûn thuùc taïi Haûi Phoøng (9-2-1955 / 25-4-1955)

Saùng ngày 8/2/1955, từ nhaø lao Chí Hoøa, hai mươi sáu người trong danh sách bị đưa đến saân bay Taân Sôn Nhứt để rồi bị nhét vaøo moät maùy bay quaân sự. Trong chuyến hành trình naày, ông Phạm Huy Thông đã sáng tác một bài thơ:

Tuy được đằng vân khỏi tốn tiền

Trên đường nghĩa vụ há như tiên

Con sông Bến Hải làn ranh tạm

Dãy núi Hoành Sơn mới nối liền

Âu- Á hai vùng không cách biệt

Bắc- Nam một nước dễ phân biên Tình ta là mối tình nhân loại Thế giới năm châu dạo khắp miền.

Theo Ñieàu 15 Chöông II Hieäp ñònh Geneøve ñình chæ chieán söï ôû Vieät Nam, Haûi Phoøng là điểm tập kết của toaøn boä quaân Lieân hieäp Phaùp, bao goàm quaân vieãn chinh Phaùp vaø quaân “Quoác gia” ôû caùc nôi treân mieàn Baéc trong thôøi haïn 300 ngaøy ñeå laàn löôït ruùt vaøo Nam. Chính quyeàn Saøi Goøn tuyeân boá: Vì nhöõng ngöôøi trong PTBVHB thaân Vieät Minh Coäng saûn nên Toång thoáng Ngoâ Ñình Dieäm ñöa hoï ra Haûi Phoøng ñeå chôø Vieät Minh Coäng saûn veà, soáng vôùi Coäng saûn!

Đoaøn Hoøa Bình được đưa đi tìm chỗ và chọn nơi cư trú cưỡng bách ở phía Nam thành phố [6], tại ngôi nhà soá 13 ñöôøng Laïch Tray, “Villa aux mille fleurs” (Bieät thöï ngàn hoa), bấy giờ chỉ là một ngôi nhà trống rỗng, khoâng coøn baøn gheá, giöôøng chieáu, ñieän thoaïi bò thaùo gỡ.

Nhà chức trách khoâng baûo ñaûm an ninh. Ñoaøn töï tuùc việc aên uoáng.

Hải Phòng lúc này đang là khu vực tập kết của quân đội Liên hiệp Pháp, tình hình an ninh khá lộn xộn. Nhưng được sự chỉ dạo của Trung ương Đảng Lao Động VN, Thành ủy Hải Phòng đã giúp đỡ, bảo vệ đoàn Hòa Bình; đồng bào tích cực giúp đỡ đoàn. Trong những ngày ngụ tại đây, đoàn thường xuyên liên lạc, nhận được chỉ thị của Đảng LĐVN. Với söï uûng hoä maïnh meõ cuûa quaàn chuùng, cuûa baùo chí ở thủ đô Hà Nội, đoàn ñaõ kieân trì ñaáu tranh, vöôït qua moïi söï haêm doïa, chia reõ cuûa đối phương. Ñeán thaùng 4/1955, chính quyền Diệm tuyeân boá: “Caùc oâng bà muoán về Saøi Goøn thì về, muoán ở lại mieàn Baéc thì cöù ở”. Ñoaøn laäp luaän: “Chúng tôi sinh sống ở mieàn Nam thì phaûi về laïi mieàn Nam theo tinh thaàn Hieäp ñònh Geneøve”.

Ông Phạm Huy Thoâng sau khi ñöôïc cô sôû caùch maïng bí maät ñöa veà Haø

Noäi và hai thành viên nữa là anh Nguyễn Thành Nam và chị Trần Thị Hợi xin ở lại miền Bắc – anh Nam muốn ở miền Bắc để tiếp tục việc học vấn, chị Trần Thị Hợi quê quán ở miền Bắc muốn sum họp với thân nhân tại đây. Lại thêm một việc đột xuất : một phụ nữ từ Sài Gòn đến nơi thăm chồng và kẹt lại đấy. Đoàn theo kiến nghị yêu cầu phía Pháp - Ngô Đình Diệm phaûi ñöa đoàn veà laïi mieàn Nam vaø traû töï do voâ ñieàu kieän, đồng thời gửi cho UHQT, Ban Lieân hợp.

Do sự can thiệp của UHQT, Bộ Chỉ huy Tối cao Lực lượng Liên hiệp Pháp ở Đông Dương thông báo rằng trong khuôn khổ trách nhiệm di tản thường dân khỏi vùng tập kết Hải Phòng, họ sẽ chuyển 24 người của đoàn Hòa Bình cùng với thân nhân (23 vị của đoàn Hòa Bình và 1 thân nhân ra thăm người nhà), không để những người này ở lại vùng thuộc quyền quản lý của Cộng sản Bắc Việt, và họ sẽ chở đoàn vào Sài Gòn

Trước đó mấy hôm, ngày 22/4/1955, đại diện chính quyền Sài Gòn ở Bắc Việt gởi công điện tối khẩn xin huấn thị của Thủ tướng Diệm để di chuyển đoàn Hòa Bình trước thời điểm nói trên (công điện còn đề nghị đưa 24 người đến Huế) [7]. Tuy nhiên, huấn thị của Diệm đến muộn; vào bảy giờ sáng ngày 25/4/1955, Pháp đã chở tất cả 24 người về Sài Gòn [8].

Chào Hải Phòng, chào miền Bắc thân yêu, đoàn trở lại Sài Gòn, mang theo niềm tin vào thắng lợi cuối cùng, vẫn biết rằng những thách thức hiểm nguy mới đang chờ đợi các ông bà ở phía trước

Bị quản thúc tại Phú Yên

Khi hai mươi ba người bị lưu đày và một phụ nữ veà ñeán Saøi Goøn, trước tiên nhà cầm quyền để họ tự do về nhà. Nhưng mấy ngày sau đó, lần lượt nhiều vị trong PTBVHB được “mời” đến Cảnh sát cuộc quận 2 (nay là Công an quận 1, TP.HCM)[9]. Một lần nữa, là những lời khuyến dụ, đe dọa.

Và đây là đợt thử thách thứ ba mà những chiến sĩ này phải chịu đựng. Đợt thứ nhứt là chính quyền bắt một số lớn những người cầm đầu và thả liền một ít người chịu ký tên nhìn nhận là họ đã lầm lỡ nghe lời Cộng sản xúi dại và tỏ ra hối hận, ăn năn. Đợt thứ hai khi người còn lại bị đưa ra quản thúc tại Hải Phòng.

Đợt này, nhiều người vẫn chưa chịu bỏ cuộc, kiên định rằng đấu tranh cho hòa bình là hành động đúng. Và Ngô Đình Diệm lại ra quyết định cưỡng bức cư trú đối với muời một người tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên [10].

Ngày 27/4/1955, tại Nghị định số 93-TTP/VP, năm người trong số đó được trả tự do, chỉ còn lại sáu người gồm ông Thọ và năm người nữa là: Từ Bá Đước, Nguyễn Văn Dưỡng, Trần Hàm Lãng, Nguyễn Tảo, Lâm Thị Tư.

Ñòa ñieåm ñaàu tieân Diệm choïn laøm nôi quaûn thuùc đoàn Hoøa Bình laø xaõ Hoøa Thònh (Tuy Hòa), Hoøa Thònh là nôi möa nhiều, lầy lội. Đây là một vùng rừng núi hẻo lánh; sau đó là Củng Sơn (Sơn Hòa) có chi khu quân sự Củng Sơn.

Địch ở Củng Sơn tàn bạo nhưng không thể diệt hết cơ sở cách mạng. Gia đình nơi đoàn bị đưa đến quản thúc cũng là một cơ sở cách mạng. Khi đoàn Hòa Bình đến nơi, chi bộ nơi đây được phổ biến chỉ thị của trên, theo dõi âm mưu của địch đối với các ông bà, tìm cách liên lạc và bảo vệ ông bà. Địch cấm đồng bào liên hệ với đoàn, bán gạo, thức ăn cho đoàn, nhưng tối đến đồng bào đưa gạo, thịt, rau, củi cho đoàn.

Các thành viên trong đoàn vẫn giữ thái độ ung dung, bình tĩnh, các ông thường lân la với bà con, đánh cờ tướng trong ấp.

Bọn cầm quyền địa phương rất tức tối, tìm cách mạnh tay với đoàn..

Ngày 1/10/1955, đoàn nhận được lá thư của ban chỉ đạo tố Cộng thị xã Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), mời đến tham dự một cuộc mít tinh làm lễ ly khai của đảng viên Cộng sản toàn thị xã vào mười giờ “để cuộc lễ thêm phần long trọng”. Bức thư chấm dứt bằng những chữ “Kính chào đoàn kết”. Lời lẽ rất ôn hòa, nhã nhặn.

Nhưng chưa đến bảy giờ, một số người tụ họp trước căn nhà nơi đoàn đang ngụ, hô to khẩu hiệu “Đả đảo bọn Hòa Bình”, đồng thời xông vào nhà, bắt buộc đoàn phải theo họ đến nơi diễn cuộc mít tinh.

Trước cử chỉ hằn học và hăm dọa của những người ấy và nhận thấy không ai giữ gìn trật tự, bảo vệ an ninh cho đoàn, các vị khác trong đoàn ủy quyền ông Từ Bá Đước và ông Nguyễn Tảo thay mặt đoàn đi dự lễ.

Trên đường đi, hai ông bị địch bắt đứng trong hàng ngũ của nhóm người đang la ó đả đảo đoàn. Rồi sau vài tiết mục trong chương trình của cuộc mít tinh, một người đứng lên mạt sát đoàn và sau cùng buộc hai ông lên diễn đàn phát biểu ý kiến. Ông Đước giải thích lập trường của mình là một địa chủ thương nước, yêu chuộng hòa bình, chỉ thế thôi. Khi ông dứt lời và trở về chỗ ngồi, một số người xông đến định hành hung hai ông …

Về lệnh cưỡng bách cư trú, ngày 11/1/1956, Ngô Đình Diệm ra Dụ số 6 quy định thể thức áp dụng lệnh ấy như sau:

Điều thứ nhất.- Cho đến ngày trật tự an ninh được hoàn toàn tái lập, những người coi như là nguy hiểm cho nền quốc phòng và an ninh công cộng, có thể do nghị định của Tổng thống chiếu đề nghị của Bộ trưởng Nội vụ, an trí tại một trại giam, hoặc bị cưỡng bách cư trú, bị biệt trú tại một địa điểm chỉ định hoặc kềm thúc về mặt hành chánh.

Điều thứ 2.- Các biện pháp an ninh ở điều trên không được kéo dài quá thời hạn hai năm.

Các biện pháp đó có thể được thu hồi bất cứ lúc nào do một nghị định lập theo thể thức các nghị định ban hành các biện pháp đó.

Điều thứ 3.- Sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến hai năm những kẻ bị an trí đã trốn khỏi trại giam, những kẻ bị cưỡng bách cư trú, bị biệt trú, những kẻ bị kềm thúc tại một địa điểm đã tự ý rời bỏ nơi đó mà không được phép. Các kẻ phạm pháp không được án treo trong sự thụ hình.”

Và ngày 31/3/1956, Ngô Đình Diệm ký tiếp Nghị định số 116-NV:

“… Điều thứ nhất.- Các tên dưới đây :

- Từ Bá Đước - Trần Văn Lãng[11]

- Nguyễn Hữu Thọ - Nguyễn Tảo

- Nguyễn Văn Dưỡng - Lâm Thị Tư

Hiện cư trú tại Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, do Nghị định số 93-PTT/VP ngày 27 tháng 4 năm 1955, nay dời đi cư trú cưỡng bách ở quận Sơn Hòa cùng tỉnh ấy…”.

Nhaân dòp ngaøy goïi laø “Quoác khaùnh” cuûa Dieäm, 26/10/1957, nhà cầm quyền buộc moïi người phaûi treo côø vàng ba sọc đỏ. Đoàn Hòa Bình cũng treo côø ấy, nhöng theo caùch mắc trên saøo phôi ñoà nhö phôi quaàn aùo.

Ñöùng töø xa, teân phụ trách chiến dịch “tố Cộng” địa phương chæ huy một bọn côn đồ ñaåy ñoàng baøo ñeán nhaø cuûa đoàn. Trên đường đi, chúng lớn tiếng hoâ vaø baét daân hoâ theo: “Ñaû ñaûo boïn trí thöùc coi thöôøng quoác kỳ Quoác gia”. Một teân caàm gaäy xoâng vaøo đánh ông Thọ, những tên khác xoâng vaøo ñaùnh caùc vị khác trong đoaøn…

Roài cả bọn haàm haàm keùo nhau veà.

Sau sự việc trên, một số người trong đoàn lâm bệnh nặng, nặng nhất là ông Thọ và ông Dưỡng. Ông Thọ nhờ sự cưu mang của người dân địa phương nên qua khỏi cơn nguy kịch; sau đó, chi bộ địa phương vận động đồng bào đòi đưa ông đến điều trị tại nhà thương của thị xã Phú Yên; ông phục hồi dần.

Phần ông Nguyeãn Vaên Döôõng, do bị thöông quaù naëng bởi những đòn thù tàn bạo khi ông đem thân đỡ đòn cho các đồng đội lớn tuổi hơn (ông trẻ nhất trong đoàn), laïi bò beänh suyễn mãn tính, tại đó không có thuốc chữa, xin để gia đình bỏ tiền riêng mua thuốc hoặc về Sài Gòn chữa bệnh rồi trở lại nhưng Diệm không cho…

Bà con ở Củng Sơn, Tuy Hòa hiểu rõ dã tâm của địch tìm cách sát hại các thành viên của đoàn Hòa Bình, bà con tìm cách ngăn chặn bàn tay sát nhân của bọn tay sai ác ôn bằng cách tố cáo tên quận trưởng đánh giết người, ăn hối lộ, tịch thu trâu bò của đồng bào bán lấy tiền bỏ túi. Để mị dân, địch đổi lại quận trưởng khác. Luùc naøy, tænh tröôûng môùi ñoåi ñeán vaø chaùnh aùn của tỉnh Phú Yên mới thành lập neå nang ông Thọ, nên cho ông kéo dài thời hạn trú ngụ tại thị xã để chöõa beänh trong maáy naêm lieàn. Và ông bị quản thúc taïi phoøng số 1 nhaø troï Vónh Ñoâng AÙ.

Ngày tháng qua

Töø ñaàu naêm 1959, ôû khaép mieàn Nam nổ ra những cuoäc noåi dậây. Cuõng trong naêm 1959, Hoäi nghò Trung ương Đảng Lao Động VN laàn thöù 15, đợt 2 (tháng 7) [12], chuû tröông: “Caùch maïng mieàn Nam caàn laäp maët traän sôùm vaø roäng raõi ñeå taäp hôïp caùc taàng lớp nhaân daân choáng Mỹ, cöùu nöôùc. Phaûi coù ngöôøi trí thöùc coù danh tieáng, tieâu bieåu nhöng vöõng vaøng ñeå laõnh ñaïo”.

Sau cuộc “Đồng khởi” năm 1960 ở miền Nam, thöïc hieän söï chæ ñaïo cuûa Trung öông Đảng LĐVN, Xöù uûy Nam Boä họp môû roäng do oâng Nguyeãn Vaên Linh laøm bí thö, cuộc họp thoáng nhaát đặt teân tổ chức laø Maët traän Daân toäc Giaûi phoùng mieàn Nam Vieät Nam (MTDTGP MNVN). Và hội nghị cử luật sư Nguyễn Hữu Thọ sẽ là người đứng đầu Ủy ban Trung ương MTDTGP MNVN. Khu ủy Khu V và Tỉnh ủy Phú Yên được giao nhiệm vụ thực hiện kế hoạch giải thoát ông Thọ (mật danh là “kế hoạch chị Nghĩa”).

clip_image016

LS Nguyễn Hữu Thọ và các ông trong Phong trào Bảo vệ Hòa bình

Ảnh chụp trên núi Nhạn năm 1959, khi luật sư bị quản thúc tại thị xã Tuy Hòa, Phú Yên.

Lúc ấy, ông Thọ nằm trị bệnh ở nhà thương Tuy Hòa. Vấn đề là tìm được người tin cẩn và người này sẽ trưng ra vật làm tin Vật ấy là bức thư của ông Phạm Huy Thông từ Hà Nội gửi vào cho ông, qua Khu ủy Khu V chuyển về Tuy Hòa. Nhận nhiệm vụ, bà Thừa Hoàng đã móc nối với ông Thọ và hẹn kế hoạch giải thoát ông. Dự kiến sẽ có người trao cho ông một chiếc xe đạp vào tối 10/9/1960 để ông đạp xe theo cơ sở mật ñeán chuøa Nuùi Cam; tại đây, một đơn vị bộ đội sẽ đưa ông lên căn cứ tỉnh ủy. Không may, người được phân công đưa xe đạp để ông đến điểm hẹn bị địch bắt trên đường đi; người ấy khai rằng đem xe đến cho một người tên Thọ để anh này vào chiến khu (lúc ấy có phong trào thanh niên địa phương ra vùng giải phóng); anh Thọ bị bắt nhưng ”kế hoạch chị Nghĩa” không bị lộ.

Vào ngày 20/12/1960, MTDTGP MNVN ra ñôøi tại Tây Ninh trong chiến khu Dương Minh Châu. Theo công bố sau đó của MTDTGP, Ủy ban Trung ương Lâm thời của Mặt trận gồm năm người:

- Chủ tịch: Bác sĩ Phùng Văn Cung.

- Ủy viên : Nguyễn Văn Linh, dại diện Xứ ủy Nam Bộ.

- Ủy viên : Ung Ngọc Ky, đại diện đảng Dân chủ miền Nam Việt Nam.

- Ủy viên: Nguyễn Văn Hiếu, đại diện đảng Xã hội Cấp tiến miền Nam Việt Nam.

- Ủy viên : Lê Thanh, đại diện các Lực lượng Võ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Địch đưa ông Thọ trở lại quản thúc ở Củng Sơn; ở đây, nhất cử nhất động của ông đều bị địch kiểm soát chặt chẽ hơn. Cơ sở của Tỉnh ủy Phú Yên tìm cách liên lạc với ông nhiều lần, nhưng không tiếp cận được. Do vậy, Khu ủy Khu V và Tỉnh ủy Phú Yên thấy chỉ có cách dùng lực lượng vũ trang bất ngờ tập kích chi khu – quận lỵ Củng Sơn, tìm đưa ông ra ngoài. Đêm 18/6/1961, lực lượng vũ trang giải phóng tiến công vào chi khu, tiêu diệt đại đội đóng giữ. Khi ta làm chủ quận lỵ, một tổp đặc công theo chân cơ sở đến nơi ông Thọ trú ngụ.

Một tình huoáng baát ngôø xảy ra: tại đây chỉ có ba ông Hòa Bình thay vì bốn ông. Sáu giờ chiều hôm ấy, ông Thọ ñöôïc pheùp veà Tuy Hoøa gaëp gia ñình töø Saøi Goøn ra thaêm nuôi; cơ sở chưa kịp báo cáo sự kiện đột xuất này. Ông Thọ vắng mặt tại nhà, nhưng hai đồng đội cùa ông là ông Trần Hàm Lãng và ông Nguyễn Tảo xin theo ra vùng giải phóng, trong khi ông Từ Bá Đước vì sức khỏe kém nên ở lại.

Ởû tỉnh lỵ Tuy Hoøa, ông Thọ nghe tin lực lượng cách mạng tấn coâng Cuûng Sôn vaø bieát roõ chỉ còn lại ông Từ Bá Đước, chaéc chaén ñòch ñoaùn laø caùch maïng tìm caùch giaûi thoát ông, nếu ông trôû laïi Cuûng Sôn moät mình, biết đaâu chúng sẽ tìm cách thuû tieâu oâng. Caûnh giaùc, ông tìm cách ở lại tỉnh lỵ Tuy Hoøa…

Sau đó, Ngô Đình Diệm lại ra môt nghị định bịp bợm là thôi không quy định cư trú bắt buộc đối với ba ông Từ Bá Đước, Trần Hàm Lãng và Nguyễn Tảo nữa. Riêng đối với luật sư Thọ, Nghị định số 859-NV ngày 25/8/1961 của Ngô Đình Diệm ghi rõ: “buộc lưu trú cưỡng bách hai năm kể từ ngày 24/4/1961”.

Teân ủy viên ñaïi dieän xaõ Sôn Bình, roài ñeán teân quaän tröôûng Sôn Hoøa vieát thư baûo ông Thọ phaûi trôû laïi nôi quaûn thuùc, coù luùc chuùng haêm doïa seõ tröøng phaït vì ông khoâng chaáp haønh ”leänh của Tổng thống”. Nhöng ông giả vôø ñau ốm, thöôøng đến nhaø thöông Tuy Hoøa khaùm beänh. Khoảng thaùng 10/1961, lại có sự thuùc giuïc buoäc oâng phaûi trôû veà Cuûng Sôn ngay, ông vieát thư gửi tænh tröôûng Tuy Hòa trình baøy lyù do ñau ốm caàn ôû laïi tỉnh lỵ ñieàu trò moät thôøi gian nữa. Cuoái cuøng, viên tænh tröôûng cho phép oâng ôû laïi tỉnh lỵ thêm một thaùng.

Keá hoaïch giaûi thoát laàn thöù ba thaønh coâng myõ maõn

Sau cuộc giải thoát laàn thöù nhì khoâng thaønh coâng, Khu uûy Khu V giao cho Tænh uûy Phuù Yeân naém laïi tình hình vaø khaån tröông tìm giaûi phaùp toát nhaát ñeå thực hiện laàn thöù ba “kế hoạch chị Nghĩa”. OÂng Saùu Suyền, oâng Nguyeãn Laàu ñöôïc phaân coâng tröïc tieáp nhieäm vuï giải thoát luật sư. Bấy giờ, ông Thọ đang ngụ tại khách sạn Vĩnh Đông Á. Theo kế hoạch, tối 30/10/1961, ông Thọ dùng xe đạp đến mộ bà Dũ Ký

- moät Hoa kieàu giaøu coù, ngoâi moä lớn deã tìm; một đơn vị đặc công sẽ đến chân núi Chóp Chài chờ ông Thọ để đưa ông vượt qua đồng Măng Măng hướng lên căn cứ ở xã Hòa Quang; từ đó, sẽ có một đơn vị khác hộ tống đưa ông đến cơ quan Tỉnh ủy Phú Yên.

Lần này kết quả thắng lợi.

Ông Thọ ở lại căn cứ Tỉnh ủy Phú Yên gần một tháng và sau đó, ông được đưa về căn cứ của MTDTGP MNVN.

Ngày 25/11/1961, Bộ trưởng Bộ Nội vụ “Việt Nam Cộng Hòa” gởi báo cáo mật số 07171-BNV/CT-19M cho Ngô Đình Diệm về việc “đào thoát” của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, nguyên văn như sau:

“Kính thưa Tổng thống,

Do Nghị định số 859-NV ngày 25/8/1961, Tổng thống có chấp thuận gia hạn cưỡng bách cư trú 2 năm, kể từ ngày 24/4/1961, tên Nguyễn Hữu Thọ, nhân viên Phong trào Bảo vệ Hòa bình tại Củng Sơn, quận Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên.

Nay do công văn số 2963-NAS/CTSV/2/M ngày 8/11/1961 (bản sao kính trình), tỉnh Phú Yên trình rằng ngày 30/10/1961, Nguyễn Hữu Thọ đã trốn đi nơi nào không rõ.

Các cơ quan an ninh đã cố gắng tìm kiếm khắp nơi nhưng không có kết quả, nên nghi rằng đương sự đã trốn theo Việt Cộng.

Vậy Bộ tôi kính trình Tổng thống thẩm tường…” [13]

May là ông Thọ đã thoát. Bằng không, đến tháng 4/1963 và sau đó, chính quyền Sài Gòn cứ hai năm một lần duyệt xét lại và triển hạn quyết định cuỡng bách cư trú đối với ông bao nhiêu thời hạn hai năm nữa?

Bấy giờ, đöôøng daây töø Phuù Yeân veà caên cöù MTDTGP MNVN ở miền Đông chöa ñöôïc toå chöùc. Do đó, ông Thọ cuøng caùc chieán só phaûi vöôït bieát bao nuùi non soâng suoái, aên buïi naèm röøng, vöøa tránh địch vừa chống cả đói rét, beänh taät. Tuy tuoåi ñaõ lớn, nhöng ông vöôït leân taát cả, chia seû moïi gian truaân cuøng caùc chieán só cuûa caùc ñôn vò vuõ trang hộ tống mình đến khi veà tôùi ñích an toaøn.

Đến nơi, ông mừng rỡ găp lại ông Trần Hàm Lãng và ông Nguyễn Tảo đã tới đây từ trước với bí danh mới là Ba Hòa Bình và Mười Hòa Bình. Còn bí danh thường dùng từ đó của luật sư Thọ là Ba Nghĩa và Hai Thủy.

Tại căn cứ này, ông Thọ cùng với các vị khác trong MTDTGP MNVN chuẩn bị cho Đại hội lần thứ nhất của Mặt trận (15/2 đến 3/3/1962); ngày 3/3/1962, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban Trung ưong (chính thức) của MTDTGP MNVN, hai ông Hòa Bình kia, Ba Hòa Bình và Mười Hòa Bình, tiếp tục công tác cho đến lúc nghỉ hưu sau giải phóng.

T.V.A.G.

BAO DUNG VÀ CHUNG THỦY

Nguyễn Văn Huyền(1)

clip_image018

Anh Thọ và tôi quen biết nhau từ thuở còn du học bên Pháp vào những năm 1920. Do đó khi về nước, hai anh em chúng tôi vẫn thường gặp nhau.

Năm 1946, anh Thọ làm việc ở Vĩnh Long, còn tôi mở văn phòng luật sư ở Sài Gòn, nhưng chúng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với nhau. Tôi nhớ có một lần vào giữa năm 1946, anh từ Vĩnh Long lên Sài Gòn gặp tôi, nói :

Luật sư

Nguyễn Văn Huyền - “Tuần tới moa phải đưa vợ moa lên Sài Gòn chữa bệnh. Nhờ toa xuống Vĩnh Long coi chừng nhà giùm moa nghen” Tôi đáp ngay :

- “Sẵn sàng !”

Là bạn thân với nhau nên tôi biết khá rõ những hoạt động yêu nước của anh từ khi anh lên Sài Gòn (1947).

Sau cuộc biểu tình lớn ở trung tâm Sài Gòn ngày 19 tháng 3 năm 1950, nhà cầm quyền Pháp bắt giam anh Thọ và luật sư Phan Kiến Khương.

Tôi bàn với hai luật sư Lê Văn Hổ và Trương Đình Dzu đề nghị luật sư Zévaco lấy tư cách thủ lĩnh Hội đồng kỷ luật can thiệp cho anh Thọ (Tổng thư ký Hội đồng kỷ luật) và anh Khương (ủy viên Hội đồng kỷ luật), nhưng ông Zévaco từ chối. Thấy ông Zévaco không thực hiện đúng tôn chỉ mục đích của Hội đồng kỷ luật là bênh vực cho đồng nghiệp khi quyền lợi của họ bị thiệt, các anh Hổ, Dzu và tôi quyết định rút khỏi Hội đồng kỷ luật để phản đối.

Ngày 27 tháng 3 năm 1950, nhà cầm quyền Pháp đưa hai anh Thọ và Khương ra tòa với tội danh “Bạo động có mục đích xúi giục nổi loạn, trao khí giới đánh lẫn nhau, hoặc phá hoại, tàn sát, cướp bóc trong nước Việt Nam”. Tôi cùng hai anh Hổ và Dzu nhận cãi cho anh Thọ.

Trước tòa tôi nói : - “Là Trưởng phái đoàn đại biểu các giới, ông Thọ có ảnh hưởng trong dân chúng. Ông Thọ đã dùng ảnh hưởng ấy mà làm những việc phải làm mà thôi, như đưa đám trò Ơn, tìm biện pháp cho “Vụ án trí thức” và cất trại cho nạn nhân cháy nhà ở Tân Kiểng – Chợ Lớn”.

Về việc nhà cầm quyền bắt giam anh Thọ, tôi khẳng định :

- “ Việc bắt đó là phi pháp vì ba lẽ sau đây :

(1) Luật sư Tòa thượng thẩm Sài Gòn, Nguyên Chủ tịch Thượng nghị viện, nguyên Phó Tổng thống thời Tổng thống Dương Văn Minh.

Một là ông Thọ bị bắt sau 6 giờ tối;

Hai là không có lệnh tập nã của tòa án; Ba là ông Thọ không bị bắt quả tang”.

Cuối cùng tòa tuyên bố trả tự do tạm (tại ngoại hầu tra) cho anh Thọ, nhưng bắt nộp tiền thế chân 5000 đồng.

Sau ngày miền Nam giải phóng, giữa lúc lòng tôi ngỗn ngang trăm mối thì anh Thọ tìm đến nhà tôi. Anh đến không phải với nghi vệ của một người giữ trọng trách trong bộ máy nhà nước cách mạng, mà với tư cách một người bạn cố tri chung thủy.

Gặp nhau sau hơn hai mươi năm xa cách, hai người bạn già tay bắt mặt mừng, nói hết chuyện nay đến chuyện xưa.

Bốn mươi năm trôi qua, nhưng anh vẫn chưa quên những lời tôi bào chữa cho anh trong phiên tòa ngày 27 tháng 3 năm 1950 ấy. Tôi cũng nhắc lại câu anh Thọ tuyên bố trước tòa :

- “Tôi đứng ra tranh đấu đòi quyền công dân của một nước độc lập” Rồi nói tiếp :

- “Hôm nay, điều anh tranh đấu năm xưa đã được thực hiện : nhân dân ta giờ đây đã giành lại được quyền công dân của một nước độc lập”.

Chúng tôi cùng nhớ lại những bạn bè ngày xưa, ôn lại các biến cố lịch sử mà cả hai chúng tôi không chỉ là những nhân chứng đơn thuần.

Tôi hỏi thăm anh về thời gian anh bị quản thúc ở Phú Yên và nhất là những năm tháng anh tham gia kháng chiến. Tôi được nghe nói nhiều về cuộc sống gian khổ trong chiến khu, nhưng hôm ấy tôi muốn được nghe anh trực tiếp kể lại. Tôi nói :

- “Tôi chịu anh. Anh đã đi đến tận cùng. Còn tôi, tôi kém anh rất nhiều”.

Đề cập đến việc tôi không “di tản”, anh Thọ nói :

- “ Anh là một trí thức yêu nước. Lúc nào tôi cũng nghĩ : anh không thể bỏ tổ quốc mình”.

Anh nói với tôi về những thuận lợi và những khó khăn trong tình hình hiện nay của đất nước, động viên tôi tham gia những công tác phù hợp với khả năng và sức khỏe của tôi.

Tháng 8 năm 1994, trước thềm Đại hội lần thứ tư của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, anh viết thư mời tôi tham gia Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương. Tôi sẵn sàng nhận lời vì tôi tin rằng những người cách mạng chân chính luôn luôn là những người bao dung và chung thủy như anh Thọ, người bạn già của tôi.

N.V.H.

Nguồn: Nhiều tác giả “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Người con tận trung với nước, tận hiếu với dân” NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996.

MỘT SỐ NÉT VỀ TIỂU SỬ NHỮNG ĐỒNG ĐỘI

TRONG CẢNH TÙ ĐÀY CỦA LS NGUYỄN HỮU THỌ TỪ SÀI GÒN RA HẢI PHÒNG ĐẾN PHÚ YÊN

***

ÔNG PHẠM HUY THÔNG
(1916 –1988)

Trương Võ Anh Giang

clip_image020 Ở Phạm Huy Thông, có nhiều ưu điểm được hội tụ trong một con người. Có thể nhắc đến ông với tư cách là một nhà thơ, nhà sử học, nhà bác học, nhà yêu nước và hoạt động xã hội. Ở lĩnh vực nào, Phạm Huy Thông cũng có những đóng góp quan trọng, với vai trò của một người luôn luôn đi những bước tìm tòi khai mở trong buổi đầu.

Ông sinh ngày 22/11/1916 trong một gia đình tư sản ở Hà Nội; quê gốc ở Đào Xá (còn gọi là Đào Quan), xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Lúc nhỏ, ông học trường Albert Sarraut ở Hà Nội.

Ông Phạm Huy Thông

Vừa mới trưởng thành, chỉ trong một thời gian rất ngắn, ông đã cho

ra đời bốn tập thơ “Yêu đương” (1933), “Anh Nga” (1934), “Tiếng địch sông Ô” (1935), “Tần Ngọc” (1937). Ngoài ra ông còn in trên báo các tác phẩm như: “Con voi già”, “Hận chiến sỹ”, “Tần Hồng Châu”, “Lòng hối hận”, “Kinh Kha”, “Huyền Trân công chúa”, “Tây Thi”. Thời kỳ đó những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên... cũng chỉ mới in được một tập thơ thì việc xuất bản liên tiếp các tập thơ của Phạm Huy Thông cũng là một sự kiện đáng lưu ý, chứng tỏ tài năng và sức sáng tạo của một ngòi bút.

Song thơ ca không phải là niềm đam mê duy nhất, ông còn say sưa miệt mài lao vào việc học tập. Năm 17 tuổi, ông đỗ tú tài, 20 tuổi trở thành cử nhân luật. Từ năm 1937 đến năm 1945 ông du học ở Pháp. Năm 1943 ông đậu tiến sĩ Luật khoa; cũng trong năm này, ông trình bày luận án tại trường Đại học Văn khoa ở Paris để lấy bằng tiến sĩ Văn khoa. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ Luật khoa, ông làm tiếp luận án thạc sĩ ([14]) Văn chương..

Từ năm 1940 đến 1945 ông tham gia tổ chức Ái Hữu của Việt kiều ở Pháp. Năm

1946, Hồ Chủ Tịch cùng phái đoàn Chính phủ VNDCCH sang Pháp dự hội nghị Fontainebleau. Ông được chọn làm một trong những thư ký của Chủ tịch Hồ ChíMinhvà phái đoàn Chính phủ. Những ngày được gần gũi Hồ Chí Minh, ông đã chọn cho mình con đường mà Hồ Chí Minh đang đi – suốt đời phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chủ tịch về nước, đem theo một số trí thức Việt kiều phục vụ cho cuộc kháng chiến trong nước. Riêng ông được bố trí ở lại thực hiện nhiệm vụ khác.

Đầu những năm 1950, Phạm Huy Thông (về văn chương, sử học), Trần Đức Thảo (về triết học), Bửu Hội (về khoa học) có thể được xem là ba nhân tài Việt Nam ở Pháp được các giới ngoại quốc biết tiếng.

Và người ta ngạc nhiên khi đọc trên báo Tiếng Dội xuất bản ở Sài Gòn mẩu tin sau: “Paris 14-1-53, Nhà cầm quyền Pháp thi hành nghị định trục xuất khỏi nước Pháp và đưa về Việt Nam 6 người làm việc cho Việt Minh, gồm: Phạm Huy Thông (ở Paris), Lê Văn Thả (kỹ sư điện), Bùi Trọng Bảo (thợ điện), Nguyễn Văn Quỳnh (nhà hàng hải), Nguyễn Văn Tối (thợ tiện), ngụ ở Bordeaux; và 2 người ngụ ở Toulouse”.(Tất cả đều bị cưỡng bách cư trú tại Cap Saint-Jacques ).

Ông Phạm Huy Thông đã hoạt động cho Việt Minh ra sao ở Paris?

Từ phúc trình cùa một tên chỉ điểm ở Pháp, bản tin đặc biệt hằng ngày số 17 (ngày 17-12-1953), số 857/IB-S của Phân cục I, Nha Cảnh sát Công an Nam phần Việt Nam, đăng như sau (tạm dịch từ tiếng Pháp) [15]:

Hội Liên hiệp Văn hóa của người Việt ở Pháp 16

a) Tin tức trong hồ sơ lưu trữ

PHẠM HUY THÔNG, tự PHAM HUY TUONG, còn gọi PHAM CHI, sinh ngày 2211-1916 tại Hưng Yên, con của Pham Tho Cuu và Bui Thi Chang, bị trục xuất khỏi lãnh thổ Pháp và chở đến Marseille đưa lên tàu Jamaique ngày 15-12-1952. Tàu này tới Sài

Gòn ngày 13-1-1953 lúc 13 giờ…

b) Tin tức chính

Hội Liên hiệp Văn hóa Việt Nam ở Pháp, trụ sở tại số 11 dường Jean de Beauvais (Paris, 5) là một hiệp hội thân Việt Minh.

Hội này thoát thai từ Liên Việt thành lập năm 1946 tại Hà Nội. Liên Việt có một phân bộ ở Pháp.

Theo qui chế của Hội, Hội Liên hiệp Văn hóa của người Việt ở Pháp được thành lập nhằm:

1) Tìm hiểu sâu văn hóa Việt Nam và Pháp

2) Nghiên cứu những vấn đề văn hóa Việt Nam và tìm những phương tiện thực hành để làm thuận lợi cho việc phát triển văn hóa Việt Nam.

Nhưng thực tế, hội này là hội quan trọng nhất trong các tổ chức thân Việt Minh tại Paris.

Thật vậy, theo tin tức thu thập được, Hội:

- Tán phát bản tin về những tin tức quân sự liên quan đến các cuộc hành quân ở Bắc Việt.

- Tổ chức những cuộc họp tại trụ sở Hội để đọc những tin tức ấy.

- Mỗi năm tổ chức những cuộc lạc quyên gọi là “cứu trợ mùa đông” giúp bộ đội Việt Minh.

- Phân phối cho người Việt Nam vùng Paris những tập sách tuyên truyền của Việt Minh.

Chẳng hạn, Hội Liên hiệp Văn hóa của người Việt ở Pháp đã tán phát vảo tháng 11952 một tập sách tựa là “Hội Văn nghệ Việt Nam”, trình bày những kết quả của một đại hội của tổ chức này vào năm 1951 trong những vùng do Việt Minh chiếm đóng.

Hội Liên hiệp Văn hóa có kinh phí từ quyền gia nhập Hội và những nguyệt liễm hằng tháng của các hội viên, mà phần lớn là trí thức Việt Nam ở Paris; những hội viên này tập hợp thành những phân hội chuyên môn, đặt dưới sự quản lý của ủy ban được bầu ra, trong đó có Ủy ban Văn nghệ, Ủy ban Điện ảnh, Ủy ban Trò chuyện [16].

Cần ghi nhận là:

- Việc biên soạn báo chí và truyền đơn và những cuộc họp của các ủy ban trên tiến hành tại địa điểm số 679, đường Saint Denis (Paris, 1)

- Hội Liên hiệp Văn hóa của người Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo của:

Tổng Thư ký Phạm Huy Thông

Bấy giờ, Thủ tướng “Quốc gia Việt Nam” là Nguyễn Văn Tâm, và mãi đến trào Thủ tướng Bửu Lộc năm 1954, lệnh quản thúc các ông mới được giải tỏa. Có thân nhân ở Sài Gòn, ông về ngụ tại nhà người này.

Sau tháng 7-1954, ông Lê Văn Huấn mở trường tư Nam Việt ở Sài Gòn, ông Phạm Huy Thông được mời làm giám học trường này. Ngày 1-8-1954, Phong trào Bảo vệ Hòa bình được thành lập, ông là một trong những thành viên sáng lập Phong trào và đảm nhận chức vụ Thư ký của Phong trào; đồng thời, ông có chân trong ban biên tập nội san Hòa bình của Phong trào. Phong trào bị đàn áp, nhiều người bị bắt giam. Ngày 7-2-1955, Ngô Đình Diệm ra nghị định cuỡng bách cư trú tại Hải Phòng (bấy giờ đặt dưới sự quản trị của quân đội viễn chinh Pháp) đối với 26 thành viên của PTBVHB, trong đó có ông.

E rằng địch có thể ám hại ông khi ông về lại miền Nam, cách mạng đã cho cơ sở tìm cách đưa ông về Hà Nội và ông xin ở lại miền Bắc.

Sau khi được tự do, công tác của ông lần lượt như sau: Hiệu trưởng trường Đại họcSư phạm Hà Nội, Phó Bí thư, quyền Bí thư Đảng ủy trường (1956-1966), Viện trưởng ViệnKhảo cổ học(1967-1988), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội và Nhân văn; đại biểu Quốc hội khóa II, III. Ngoài ra ông còn đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác: Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam; Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chủ tịch Hội du lịch Việt Nam.

Năm 1987, ông được bầu Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm Khoa học Cộng hòaDân chủ Đức.

Cần nói thêm là dù sống yên lành trên miền Bắc, ông không quên các đồng đội trong PTBVHB. Chính ông đã viết một bức thư tay để chuyển đến ông Nguyễn Hữu Thọ làm tin khi cách mạng toan tính kế hoạch giải thoát ông Thọ khỏi nơi cư trú cuỡng bách ở Tuy Hòa. Về sau, ông là tác giả một bài rất cảm động nhắc đến giáo sư Nguyễn Văn Dưỡng, đăng trong cuốn “Thông tin Tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam” [17].

Ông mất ngày 21-6-1988tại Hà Nội.

Nhân kỷ niệm 15 năm ngày mất của ông (1988-2003), trường Đại học Sư phạm Hà Nội long trọng làm lễ khánh thành tượng đài giáo sư - viện sĩ Phạm Huy Thông tại trung tâm thông tin Thư viện của trường và thắp hương tưởng niệm trước mộ ông tại Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội.

Tên của ông đã được đặt cho một đường phố ở Hà Nội gần hồ Ngọc Khánh. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dựng tượng của ông tại trung tâm thông tin Thư viện của trường. Tại Hưng Yên, tên của ông cũng được đặt cho một đường phố ở thành phố Hưng Yên và một trường học ở huyện Ân Thi.

Để ghi nhận những đóng góp xứng đáng của Phạm Huy Thông, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã trao tặng ông Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều huân chương cao quý khác. Năm 2000, ông được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình nghiên cứu khảo cổ.

T.V.A.G. (6-2012)

Như trên đã nêu, vào năm 1955, những đồng đội của ông Thọ bị quản thúc ở Phú Yên là: bà Lâm Thị Tư, ông Từ Bá Đước, ông Nguyễn Văn Dưỡng, ông Trần Hàm Lãng và ông Nguyễn Tảo.

Ông Henri Nguyễn Văn Dưỡng

clip_image022 Ông sinh ngày 11/12/1923 tại Bình Hòa xã, trước kia thuộc tỉnh Gia Định. Theo lời của ông Jean Nguyễn Văn Dưỡng (em trai ông Henri Dưỡng) trong buổi lễ cải táng ông, ông nội của ông tên Nguyễn Văn Bền, chánh y tá tại bệnh viện Grall, sau vào quốc tịch Pháp để hưởng chế độ hưu trí; thân sinh ông tên Nguyễn Văn Dưỡng, tốt nghiệp Sư phạm nhưng sau làm ngành kiểm lâm. Do có quốc tịch Pháp, tên riêng của ông là Henri.

Đời học sinh và sinh viên của ông Henri Dưỡng là một chuỗi dài những vinh quang tiêu biểu cho trí thông minh của dân tộc Việt Nam.

Lúc nhỏ, ông Henri Dưỡng học trường Chasseloup Laubat (bạn học của thái tử Norodom Sihanouk), sau ra Hà Nội học đại học. Với biến động năm 1945, ông chịu ảnh hưởng của số sinh viên Nam Bộ từ bỏ trường trở về Nam, Lúc đầu, do lời yêu cầu của Norodom Sihanouk, ông lên Phnôm-Pênh dạy học. Giữa năm 1945, ông về Vĩnh Long gia nhập Thanh niên Tiền Phong, làm phó đoàn văn nghệ của Thanh niên Tiền Phong tỉnh Vĩnh Long.

Từ năm 1947 tới năm 1949, ông học Đại học Luật Sài Gòn, đỗ cử nhân luật; sau đó sang Pháp du học. Chỉ trong bốn năm (1949-1953), ông đỗ nhiều bằng cấp có giá trị: Tiến sĩ Luật quốc tế tại Đại học Luật Paris; tốt nghiệp Viện Nghiên cứu Chính trị Paris - nơi đào tạo các tổng thống và tổng trưởng Pháp; Viện Quan hệ quốc tế Paris.

Sau đó, ông về nước. Vài tháng sau có người đến liên hệ với thân nhân ông, bảo rằng Chính phủ Hoa Kỳ sẵn sàng cấp cho ông một học bổng sang Hoa Kỳ học lấy bằng tiến sĩ (PhD) của đại học Harvard. Bấy giờ, con bài Ngô Đình Diệm đang ở Hoa Kỳ và được Washington chuẩn bị đưa về cầm quyền ở Việt Nam, cần có những trí thức được đào tạo ở Mỹ để giúp sức cho Diệm, nhưng ông từ chối.

Và tên ông xuất hiện trong Tuyên ngôn của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn ký vào tháng 3/1954, đòi rút quân viễn chinh Pháp về nước, đem lại hòa bình cho Việt Nam

Bấy giờ, ông được mời làm giảng sư Đại học Luật Sài Gòn. Sau khi Ngô Đình Diệm về cầm đầu chính phủ Sài Gòn, các ông Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, Vũ Quốc Thông,

v.v... (trí thức ở nước ngoài về) đều được trọng dụng làm tổng trưởng, tất cả đều là bạn học của ông tại Đại học Luật Paris. Thời gian Vũ Quốc Thúc làm Tổng trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, ông ta có mời ông Dưỡng làm Đổng lý Văn phòng bộ này, và nói: “Vài năm nữa, anh có thể sẽ là Tổng trưởng như tôi”; ông Dưỡng từ chối vì đó không phải là con đường ông muốn đi.

Ông không phải là người chịu sự an hưởng cảnh vinh thân phì gia và còn muốn giúp ích cho đời ngoài cái chức vụ giáo sư đại học của mình. Ông thấy nhân dân đã đau khổ nhiều, nên gia nhập vào hàng ngũ những người tranh đấu để bảo vệ hòa bình, đem lại thống nhất cho đất nước.

Tháng 8/1954, ông là một trong những sáng lập viên của Phong trào Bảo vệ Hòa bình và được cử giữ chức vụ Thơ ký của Phong trào. Phần đóng góp của ông trong giai đoạn này như thế nào? Ta hãy đọc đoạn tóm tắt sau đây từ cuốn “Lịch sử văn hóa Việt Nam – Những gương mặt trí thức” của Phạm Huy Thông 19:

Ông Dưỡng làm tờ ”Điểm báo” trong nhóm. Vốn là luật gia về Công luật, ông nằm trong ban nghiên cứu phân tích những vụ chính quyền miền Nam vi phạm Hiệp định Genève, thu thập và phê phán những tài liệu của chính quyền Diệm, tiến hành điều tra khi cần thiết, chuẩn bị những cuộc họp báo và sẳp xếp những tập hồ sơ mang tới Ủy hội Quốc tế…

Sau đó là những ngày tù đày. Khoảng thời gian này, có một sự việc nêu rõ khí phách của ông. Năm 1957, trong khi ông bị quản thúc tại Tuy Hòa, ông tùy viên văn hóa tòa Đại sứ Pháp ở Sài Gòn, thân quen với cha ông, báo rằng chính phủ Pháp có thể can thiệp để ông được tự do; sau đó, nếu ông Dưỡng muốn sang Pháp thì chính phủ Pháp sẽ lo liệu, còn nếu muốn ở lại Việt Nam thì tùy ý, nhưng phải chịu điều kiện do Ngô Đình Diệm đưa ra.

Điều kiện ấy là gì? Nhà văn Thiếu Sơn viết:

“Anh là người học rộng, biết nhiều, việc anh làm không để ai xúi biểu. Nhà cầm quyền lúc đó cứ khăng khăng buộc tội anh, lưu đày anh và ép bức, khủng bố, buộc anh phải ký giấy đầu hàng và nhìn nhận rằng anh bị Cộng sản mê hoặc. Không còn một thứ sỉ nhục nào bằng ép bức một nhà trí thức như anh phải thú tội rằng đã nghe lời xúi giục và đã làm một công việc ngoài ý muốn của mình… Anh không chịu được sự sỉ nhục đó nên cam tâm ở tù…” 20

Cha của Henri Dưỡng có gặp con để nói lại ý kiến của quan chức bộ ngoại giao Pháp, và ông trả lời dứt khoát:

- Thà chết còn hơn chớ không ký tên!

Và ông trút hơi thở cuối cùng tại nhà thương thị xã Tuy Hòa ngày 21/7/1958, sau bốn năm bị lưu đày, hành hạ, lúc mới ba mươi lăm tuổi, trong khi tại Sài Gòn người ông yêu vẫn mỏi mòn chờ đợi ngày trùng phùng của đôi lứa 21. Vài ba luật sư thân quen ở Sài Gòn được gia đình ủy quyền ra Tuy Hòa xin lãnh thi hài ông đem về Sài Gòn chôn cất, nhưng Diệm cấm báo chí nói về cái chết và đám tang của ông, và ông nằm vĩnh viễn trong lòng đất mẹ tại khuôn viên chùa Kỳ Quang II (quận Gò Vấp, tỉnh Gia Định).

19 Trung tâm UNESCO - Thông tin Tư liệu Lịch sử và Văn hóa Việt Nam”, NXB Văn hóa–Thông tin, Hà Nội, 12/1990, trang 725-729.

20 Báo Công lý, Sài Gòn, bộ mới, số 2, 18 và 19-1-1964.

21 Vì một lẽ riêng, chúng tôi không nêu tên nữ giáo sư này (TVAG).

Theo tài liệu trên của ông Phạm Huy Thông, ông Henri Nguyễn Văn Dưỡng đã được Hội đồng Hòa bình Thế giới truy tặng Huy chương Vàng Hòa bình. Huy chương này nơi nào giữ, giữ tại đâu, gia đình ông đến nay cũng không rõ. Nhưng chính quyền Diệm đã biết có sự việc đó. Theo lời nữ giáo sư …, nhà cầm quyền Sài Gòn từng hạch sách thân nhân ông: “Huy chương hòa bình mà tổ chức quốc tế tặng cho Henri Dưỡng cất ở dâu?” Ông đã được Nhà nước truy tặng bằng Tổ quốc Ghi Công.

Sáng ngày 15/9/2010, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh và đại diện các cơ quan cùng gia đình, bạn bè đã làm lễ cải táng liệt sĩ – giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Văn Dưỡng về Nghĩa trang Liệt sĩ Thành phố..

Ông Từ Bá Đước

clip_image024 Ông Từ Bá Đước (còn gọi là Năm Xinh) sinh năm 1905 tại xã Phước Hưng, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh. Cha ông tên Từ Bá Chiêu (thường được gọi là Bang Cheo), một dại điền chủ kiêm bang trưởng Phước Kiến (gốc Hoa) mà gia sản lên đến hằng nghìn héc ta đất, từng được xếp vào hạng đại gia giàu có, quyền thế nhất Trà Vinh qua từ ngữ “Trương – Lâm - Từ - Tạ”.

Lúc nhỏ, ông Đước học bậc tiểu học ở Trà Vinh, sau đó sang Pháp học bậc trung học. Năm 1924, ông đậu tú tài ở Marseille rồi lên đường về nước dù có giấy gọi học trường kỹ thuật chuyên

nghiệp ngành cầu cống.

Trong thời gian du học ở Pháp, ông đã giao du với những thanh niên trí thức tiến bộ người Việt có hoài bão đánh đuổi thực dân Pháp, mà sâu đậm nhất là Nguyễn An Ninh, bậc đàn anh đuợc ông ngưỡng mộ suốt đời. Dần dần, có sự chuyển hóa tư tưởng trong người trí thức điền chủ Hoa kiều. Từ Bá Đước vốn chỉ quan tâm đến chuyện làm giàu, lại có hoài bão góp phần vào sự nghiệp cởi bỏ xích xiềng cho đất nước nơi ông sinh trưởng.

Về Việt Nam, ông bắt đầu có những hoạt động chính trị bằng cách gia nhập đảng

Thanh niên Cao Vọng của Nguyễn An Ninh; là bạn thân với Kha Vạng Cân, Nguyễn Văn Thủ, Phạm Ngọc Thạch ở Sài Gòn. Tiếp sau, ông là thành viên của Ủy ban Hành động tỉnh trong Phong trào Đông Dương Đại hội. Sau đó, được sự động viên của Cách mạng, ông ứng cử và đắc cử vào Hội đồng Quản hạt tỉnh Trà Vinh, dùng diễn đàn nghị viện để bênh vực dân nghèo.

Cuối tháng 5/1945, hoạt động của Thanh niên Tiền Phong từ Sài Gòn lan đến Trà Vinh. Ông gia nhập tổ chức này và được cử làm Tỉnh hội trưởng Thanh niên Tiền Phong của tỉnh. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, Từ Bá Đước được Tỉnh ủy đảng Cộng sản Đông Dương đề cử tham gia khởi nghĩa trong tỉnh và sau đó được chỉ định làm Chủ tịch Lâm ủy Hành chính tỉnh. Trước họa xâm lăng của Pháp ngày càng lộ rõ, ông được rút khỏi Ủy ban để giữ thế hợp pháp về sau.

Sau khi tái chiếm tỉnh Trà Vinh, Pháp bắt giam ông, rồi trục xuất ông khỏi tỉnh. Ông lên Sài Gòn sinh sống và tiếp tục hoạt động cách mạng, nhiệm vụ của ông là vận động trong giới trí thức, tư sản tiến bộ. Bản thân ông từng ký tên vào các bản Tuyên ngôn của giới trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó có bản Tuyên ngôn tháng 3/1954.

Tháng 8/1954, nhiều người từng ký tên vào bản tuyên ngôn trên, tham gia sáng lập Phong trào Bảo vệ Hòa Bình, ông được cử làm thủ quỹ của Ban chấp hành Phong trào. Do vậy, ông bị chính quyền Diệm bằt ngày 17/11/1954, và là một trong những đồng đội của luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong tù đày mãi đến năm 1961. Như đã nêu, đêm 18/6/1961, lực lượng vũ trang Giải phóng tiến công vào chi khu Củng Sơn, hai đồng đội cùa ông là ông Trần Hàm Lãng và ông Nguyễn Tảo xin theo ra vùng giải phóng, trong khi vì sức khỏe kém nên ông ở lại. Dù địch làm rùm beng rằng ông Từ Bá Đước đã giác ngộ “chính nghĩa quốc gia” nên không đi theo Cộng sản, và Diệm rút lệnh an trí đối với ông, cho ông trở về Sài Gòn, nhưng ông vẫn bị quản thúc tại gia.

Ông từng tâm sự:

“Chính chúng tôi, những người không Cộng sản, đã chủ trương phải có một phong trào bảo vệ hòa bình hòng ngăn chặn chiến tranh tái phát. Chúng tôi đã chủ trương thì chúng tôi phải lãnh hết trách nhiệm, không đổ thừa cho ai. Không kêu ca xin xỏ để xin ân giảm hay ân xá. Anh Dưỡng đã chết để bảo toàn khí tiết của giới trí thức. Tôi may mắn không chết và còn được về đoàn tụ với vợ con, tôi không có điều gì ân hận”.

Tuy gia đình và người thân hết lòng chạy chữa bệnh của ông, nhưng do di chứng nặng nề của những năm tháng tù đày, ông vĩnh viễn ra đi ngày 5/11/1964 sau một cơn trụy tim cấp.

clip_image027Gần suốt cả cuộc đời phục vụ cách mạng Việt Nam, Từ Bá Đước – người Cộng sản ngoài Đảng” (như cách nói của tác giả Lãng Thanh trong tờ“Văn nghệ Trà Vinh, Xuân 2008”), được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh truy tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất vào năm 1984. Ông Trần Hàm Lãng Thường gọi là Ba Liễu, sanh năm 1911 (nhưng trong giấy tờ làm lại khi ông lên Sài Gòn năm 1951 ghi là 1906) tại làng Đồng Sơn, tổng Hòa Đồng Thượng, tỉnh Gò Công (nay là huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

Ông tham gia Cách mạng Tháng Tám 1945 tại xã nhà. Sau một thời gian làm cán bộ kinh tài của xã, ông được bố trí làm chủ tịch Mặt trận Việt Minh xã, rồi tỉnh Gò Công.

Cuối năm 1951, ông công tác chung với ông Ung Ngọc Ky trong Mặt trận Việt Minh tỉnh Mỹ Tho. Năm 1951 đến năm 1954, ông được điều đến Sài Gòn, hoạt

động bí mật. Năm 1954, nghề nghiệp công khai của ông là bán thuốc Tây tại nhà thuốc Nam Việt, số 118-120 đại lộ De la Somme, Sài Gòn, của dược sĩ Nguyễn Hữu Khôi, em ruột của luật sư Nguyễn Hữu Châu.

Tháng 11/1954, do có người khai báo, ông bị Ty Cảnh sát Đặc biệt miền Đông đến địa chỉ này bắt ông, tang vật là điều lệ và hiệu triệu của PTBVHB. Kể từ đó, ông trở thành đồng đội của luật sư Nguyễn Hữu Thọ trong cảnh tù đày. Ông là cháu của “Bà Tám” (tên gọi xưng tụng của người dân đối với mẹ của luật sư Châu, vốn là anh bạn rễ của Ngô Đình Nhu, từng là bộ trưởng của Ngô Đình Diệm). Rất thương ông Lãng, ông Châu theo lẽ thường khuyên ông nên ly khai khỏi PTBVHB để thoát khỏi cảnh lao lý, nhưng ông kiên quyết không chịu. Cuối cùng luật sư Châu đành vận động để ông được trả tự do, nhưng ông vẫn khẳng khái: “Hoạt động để bảo vệ hòa bình là không có tội, nếu thả thì phải thả hết cả đoàn”. Và ông cam chịu cảnh lưu đày mãi đến khi theo bộ đội Giải phóng ra vùng giải phóng vào tháng 6/1961.

Trong hai người con trai còn lại, Ninh đã vào Chiến khu Đ gia nhập bộ đội vào những tháng cuối năm 1961 trong khi đang học năm thứ nhất Đại học Sài Gòn. Và ông móc nối người con trai út, cũng giao cho bộ đội. Người vợ tấm mẳn, mẹ của năm người con trong gia đình (ba trai, hai gái) đã từ trần vì bệnh tại quê nhà trước giải phóng, không kịp sum họp với cha con ông. Ninh đã viết trong “Nhật ký chiến trường” ngày 15/4/1975 trong lúc làm trợ lý tác chiến kiêm bí thư của tướng Võ Văn Thắng, chỉ huy cánh Nam trong Chiến dịch Hồ Chí Minh “… Xa hơn một chút là Thanh Vĩnh Đông. Bên kia là

Chợ Dinh. Gần quá! Thế mà đã mười lăm năm rồi đi chưa tới. Hôm nay mới gần tới thôi. Nhớ thương quá! Mẹ đã ra đi và đang nằm bên đó. Anh làm tròn nhiệm vụ hồi kháng chiến chống Pháp. Em mới hy sinh hồi năm kia! Còn một mình và Ba. Không! Còn cả một dân tộc”.

Ông Trần Hàm Lãng đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất.

Ông từ trần tại quê nhà ngày 12/2/1981.

T.V.A.G.

(Tháng 1-2012)

KỸ SƯ LƯU VĂN LANG

clip_image030Cụ Lưu Văn Lang chào đời tại làng Tân Phú Đông, tỉnh Sa Đéc, ngày 5/6/1880, trong một gia đình nghèo. Thân phụ cụ tên Lưu Văn Cứng làm nghề thợ mộc và cối xay lúa. Thuở nhỏ cụ học chữ nho. Năm 10 tuổi mới bắt đầu học chữ Pháp và quốc ngữ. Học giỏi và thông minh, cụ gặp may là được đi thi “mướn” cho con một nhà giàu theo thông lệ thời đó.

Khi tài năng được phát hiện, cụ được học bổng lên Sài Gòn học trường Tây Chasseloup Laubat.

Năm 17 tuổi, cụ được nhà nước Pháp cấp học bổng qua Pháp học trường Quốc gia bách công trung ương (Ecole Centrale de

Paris).

Năm 1908, thi ra trường, cụ đậu hạng 8 trong số 250 thí sinh. Cụ là sinh viên Nam kỳ đầu tiên đậu Ingénieur des Arts et Manufactures (loại ưu).

Về nước, chính phủ Pháp bổ nhiệm cụ đến Vân Nam (Trung Quốc) thiết lập đường xe lửa Vân Nam mà Pháp được quyền khai thác lúc bấy giờ.

Từ 1909 đến 1940 cụ làm tại Sở Công chính Sài Gòn; liêm khiết và tài năng, cụ nổi tiếng qua những lần đi kiểm tra cầu. Nhiều câu chuyện gần như huyền thoại được dân ta truyền tải nhau về bản lĩnh chuyên môn nghề nghiệp của cụ hơn hẳn các đồng nghiệp Pháp.

Xuất thân từ học trò nghèo hiếu học, cụ có công góp sức thành lập Hội Khai trí Tiến Đức ở Hà Nội và Hội SAMIPIC ở Sài Gòn, một hội với mục đích nâng cao tinh thần, trí tuệ và thể lực cho sinh viên Đông Dương ở Nam Kỳ. Hội giúp nhiều học bổng cho sinh viên nghèo học giỏi được đào tạo ở nước ngoài thành những nhà khoa học, kỹ thuật cao cấp.

Năm 1943–1944, cụ tích cực giúp phong trào Truyền bá Quốc ngữ Nam Kỳ chính thức hoạt động rầm rộ ở Sài Gòn và các tỉnh.

Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, cụ được mời ra Huế làm tổng trưởng, nhưng cụ giữ khí tiết “không làm đầy tớ cho ai nữa cả!”.

Cách mạng tháng Tám, rồi 23/9/1945, Pháp tái chiếm Sài Gòn, cụ vẫn giữ tinh thần bất hợp tác với địch.

Từ đó, nhà cụ ở đường Chasseloup Laubat (Nguyễn Thị Minh Khai) là nơi hội họp, gặp gỡ của số trí thức tiến bộ yêu nước tại chỗ hoặc từ chiến khu trở về.

Năm 1947, cụ cùng với bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, giáo sư Đặng Minh Trứ vận động gần 700 trí thức ký tên vào bản kiến nghị đòi Chính phủ Pháp đàm phán với Chính phủ kháng chiến để chấm dứt chiến tranh. Cả ba vị lên gặp Cao ủy Bollaert, đại diện thực dân Pháp và cãi nhau kịch liệt. Bollaert ngoan cố không chịu đàm thoại, chỉ cứng rắn ủng hộ “Chính phủ Nam kỳ tự trị” bù nhìn do chúng nặn ra ở miền Nam. Cả ba cụ ra về tức giận. Bác sĩ Hưởng và giáo sư Trứ quyết định ra khu. Cụ ở lại với thái độ rõ ràng đứng hẳn với nhân dân, mặt đối mặt với kẻ xâm lược ở Sài Gòn. Đồng thời cụ ra sức tranh thủ số nhân vật quan trọng từ Pháp sang nắm tình hình Việt Nam như văn hào Georges Duhamel.

Năm 1949, cụ lại ký tên đầu vào bản kiến nghị thứ hai đòi chính phủ Pháp thương lượng với chính phủ Cụ Hồ để trao trả độc lập và tái lập hòa bình cho Việt Nam. Bản kiến nghị này đã thu thập được hàng ngàn chữ ký của trí thức và các tầng lớp khác ở Sài Gòn và lục tỉnh, gây tiếng vang chính trị lớn, làm Pháp và tay sai bực bội.

Ngày 12/1/1950, mặc dù tuổi đã cao, cụ vẫn dẫn đầu đoàn người đông hàng trăm ngàn đưa đám tang trò Ơn đến nơi an nghỉ cuối cùng. Một cuộc biểu dương chính trị khổng lồ chống chính sách đàn áp dã man của thực dân Pháp và chính quyền tay sai.

Năm 1950, nhóm Thiết Thực của Huỳnh Kim Hữu, Trần Văn Đỗ, Nguyễn Tăng Nguyên … ghi tên cụ vào danh sách những người ký tên vào “Tuyên ngôn trí thức ôn hòa”, đề nghị Hồ Chí Minh và Bảo Đại hợp tác …; cụ đã phản đối và công khai rút tên ra (có lẽ Trần Văn Đỗ cho ghi đại vào vì cụ là cha vợ của Đỗ).

Ngày 4/3/1954, cụ là người đầu tiên ký tên trong Bản “Tuyên ngôn Hòa bình của trí thức Sài Gòn – Chợ Lớn” (cụ đã từng ký tên trong hai bản Tuyên ngôn trước vào năm 1947 và 1949) “yêu cầu Quốc hội và chính phủ Pháp ra lịnh cho quân đội viễn chinh Pháp ngưng chiến ở Đông Dương để có thể tiến tới một giải pháp hòa bình có lợi cho hai dân tộc Việt– Pháp”. Tháng 8/1954, với lòng nhiệt tình yêu nước, cụ nhận chức Chủ tịch danh dự của Phong trào Hòa bình. Do đó, tháng 11/1954 cụ bị chính quyền Ngô Đình Diệm bắt giữ, nhưng chúng cũng phải thả cụ ra ngay vì uy tín lớn của cụ.

Đối với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, cụ hoàn toàn ủng hộ, tự xem như thành viên và giữ liên lạc với Ủy ban Trung ương Mặt trận, công khai phổ biến các văn kiện của Mặt trận giữa Sài Gòn.

Ngày 3/8/1969, cụ vĩnh viễn ra đi, hưởng thọ 90 tuổi.

Ngày nay, nhắc đến Phong trào Sài Gòn những năm chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thống trị, ai ai cũng nhớ đến cụ kỹ sư Lưu Văn Lang, một nhân sĩ trí thức tiêu biểu của Sài Gòn với niềm cảm phục và quý mến.

Nguồn: Nhiều tác giả, Trần Bạch Đằng chủ biên, “Chung một bóng cờ” NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 1993.

2. ỦY BAN CỨU TẾ VÀ BẢO VỆ TÍNH MẠNG,

54

TÀI SẢN DÂN CHÚNG

Năm 1955, Ngô Đình Diệm thực hiện việc thanh toán các lực lượng thân Pháp gồm các phe cánh của Lê Văn Viễn (Bình Xuyên), Cao Đài – Tây Ninh (Phạm Công Tắc), Hòa Hảo (Lê Quang Vinh, Trần Văn Soái…), gây ra nhiều chết chóc cho đồng bào, tàn phá hàng vạn nhà cửa trong nội đô, hàng vạn gia đình phải tản cư, lâm vào cảnh thiếu đói…

“Ủy ban cứu tế và bảo vệ tính mạng, tài sản dân chúng” được thành lập, do dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều, nhà báo Nguyễn Văn Mại, kỹ sư Lê Văn Thả đứng đầu. Phong trào quy tụ hầu hết các hội đoàn quần chúng ở đô thị và các tỉnh như : Hội Phụ nữ Việt Nam, Nghiệp đoàn Giáo học tư thục Việt Nam, Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt …

Đặc biệt hầu hết nhân sĩ, trí thức Sài Gòn – Gia Định đều tự nguyện đứng chân trong Ban chấp hành của Ủy ban. Ngay từ ngày thành lập, Phong trào đã được hàng vạn lực lượng thanh niên, học sinh, sinh viên, công nhân lao động tham gia hoạt động cứu trợ. Địch khủng bố bắt giam kỹ sư Lê Văn Thả và nhiều vị khác …

ÁNH LỬA VÀ TÌNH YÊU

clip_image032 …Theo lời kể của đồng chí Nguyễn Thị Lựu: Để tạo cơ sở hợp pháp cho Phong trào cứu tế, ta chủ trương đưa “Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt” đứng ra phát động. Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt đã đăng bài trên các báo công khai vận động nhân dân tham gia. Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt tổ chức cuộc họp bầu BAN CHẤP HÀNH phong trào tại nhà hàng Thanh Thế. Ban chấp hành gồm: Chủ tịch: ký giả Nguyễn Văn Mại (Chủ tịch Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt); Phó Chủ tịch: kỹ sư Lê Văn Thả, dược sĩ Nguyễn Chí Nhiều; Tổng thư ký: Ký giả Trần Thanh Thế; Phó tổng thư ký: công nhân Lê Quang Trinh

(cán bộ công vận của Đảng bộ Quận I, phụ trách công tác ở Cảng

ý giả Sài Gòn); Ban liên vận có chị Nguyễn Thị Tú, nữ sĩ Ái Lan, bà Phạm n Văn Mại Văn Lạng, các ký giả Nguyễn Định, Như Thủy, Sơn Tùng, Trần Ngọc

Sơn, Bảo Việt, chị Đức Anh…

(Hồi ký “Ánh lửa và tình yêu”, Nxb Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh, 1989, tr.221)

***

clip_image033clip_image035… Cuộc xung đột giữa Diệm và Bình Xuyên nổ ra đêm 28/4/1955… Đảng bộ (Thành phố) đã lập tức phát động phong trào đấu tranh với tên gọi “Ủy ban cứu tế và bảo vệ sinh mệnh, tài sản dân chúng”.

Ngày 1/5/1955, Ủy ban cứu trợ được thành lập. Mặc dù chưa được Ngô Đình Diệm cho phép nhưng do yêu cầu bức thiết của phong trào, Ủy ban đã đi vào hoạt động ngay. Ủy ban nêu rõ chủ trương của mình là: Cứu tế và đấu tranh để bảo vệ cuộc sống yên lành cho đồng bào là hai vấn đề phải được coi trọng ngang nhau.

Nữ sĩ Ái Lan Cứu tế phải có phân biệt, trước hết phải quan tâm đối với đồng bào lao động, di cư không nhà cửa, không bà con thân thích. Cứu trợ phải là một phong trào rộng rãi của nhân dân, không để một tổ chức hay một nhóm người nào đứng ra làm và không được tìm cách bớt xén của nhân dân. Chủ trương của Ủy ban đã được báo chí nhanh chóng lan truyền và mọi tầng lớp nhân dân đồng tình hưởng ứng.

Từ các tỉnh miền Tây bà con cũng cử đại diện lên liên lạc với Ban chấp hành phong trào để tiếp tay trong mọi công việc. Bà con khẩn cấp chở lá, tre đưa về Sài Gòn để giúp đở che lại mái nhà cho những người bị nạn.

Tuy người tham gia đông đảo nhưng có tổ chức rất trật tự. Hàng ngày, người đi cứu trợ chia thành đội ngũ, có địa điểm tập trung, có sự phân công hướng dẫn của Ủy ban cứu trợ. Trên đường đi cũng như tại nơi làm việc (dọn dẹp mặt bằng, dựng nhà, tiếp tế…), những đoàn cứu trợ trương lên nhiều khẩu hiệu xoay quanh các nội dung: Hoan nghênh phong trào cứu tế, đòi chính quyền phải bồi thường thiệt hại cho dân, phải bảo vệ tài sản và tính mạng cho dân chúng, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Genève và tiến tới hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất nước nhà. Thanh niên, học sinh ở nơi làm việc cũng như ở những địa điểm tập trung luôn hát vang những bài ca cách mạng trong thời kỳ chống Pháp xâm lược.

Đối với người bị nạn, ta chủ trương lập ra “Ban đại diện” để trực tiếp đấu tranh với chính quyền Ngô Đình Diệm, đòi phải cứu trợ, không được cản trở công việc cứu trợ của quần chúng, những người bị nạn phải được ở lại trên nền nhà của mình và chính quyền phải đảm bảo công ăn việc làm, như cũ.

“Phong trào cứu tế…” mang rõ tính chất chính trị và tràn đầy sinh khí cách mạng…

(Lịch sử Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam Tp.HCM, Tập II (1954-1975), Sơ thảo.

NXB Tp Hồ Chí Minh, 2000, trang 47-48.

KHỐI TÌNH ĐOÀN KẾT VẪN CÒN VỚI NƯỚC NON [18]

Vũ Ngọc Nguyên

Đã từ mấy tháng nay, quân của Ngô Đình Diệm đánh nhau với quân của các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, gây ra bao cảnh chết chóc thảm thương, máu hòa nước mắt. Tình hình dần dần lắng xuống, tưởng như đã được hòa hoãn. Chính quyền Diệm bắt đầu tuyên truyền rằng đã “bình định” xong các giáo phái, rằng “an ninh quốc gia” đã vãn hồi.

Bỗng vừa chập choạng ngày 28 tháng 4, giữa quân của Diệm và Bình Xuyên lại nổ súng. Súng đại bác, “móc-chê”, súng máy hạng nặng, lựu đạn lóe lên, nổ tung, ầm ĩ giữa châu thành Sài Gòn - Chợ Lớn. Khói mịt mù. Lửa cháy rực trời. Đạn bay vèo vèo trên đầu ta, bên mang tai ta. Tạc đạn phá gãy cột đèn, phá toạc thùng xe. Người lăn quay. Ngựa lăn quay. Xe thổ mộ lật chỏng gọng. Ô tô húc vào lề đường, người tài xế chết gục trên tay lái. Chị hàng quà ngã chết tươi, giữa lúc còn cất tiếng rao. Súng ầm ì. Cột nhà bằng tre, nứa nổ lốp bốp trong ngọn lửa ngùn ngụt. Những chị đàn bà, những đứa trẻ em, miệng la, chân chạy, từ trong lửa, trong khói lao ra ngoài; lại té nhào vào trong khói và lửa. Máu lênh láng ra đường. Máu đầm đìa trên những thân hình vừa gục xuống. Đại lộ Ga-li-ê-ni vụt tắt điện. “Công xưởng địa phương”, bót quận Nhất, Bộ Xã-Lao… bỗng chìm vào đêm tối, nhưng rồi lửa lại lòe lên, đạn lại sáng xanh những tia chớp nhoáng…

Liên tiếp bốn đêm ngày như thế. Súng không ngớt nổ. Lửa không xuống ngọn. Những xóm Sáu Lèo, Năng-Xi, Bàu Sen, Chợ Quán, cầu chữ Y, Xóm Chiếu đã tắm trong biển máu, đã tan tành trong lửa thiêu.

Còn lại những gì là kết quả của cuộc huynh đệ tương tàn? Súng đạn của đế quốc Mỹ đã làm cho gần tám nghìn người vừa binh lính vừa thường dân bị chết, xác mất đầu, xác mất tay chân. Xác chết nằm ngổn ngang ngoài đường, trên vỉa hè, không ai nhìn nhận, mùi hôi tanh nồng nặc xông lên ngạt thở. Đấy là chưa kể hàng nghìn xác chết bị vùi dập dưới những ngôi nhà đổ sập. Còn gần một vạn rưởi người bị thương nặng. Hàng chục vạn đồng bào thoát khỏi vòng lửa đạn, ùn ùn kéo ra ngoại ô. Có hàng vạn người ra đến cầu chữ Y, liền bị quân Bình Xuyên đuổi trở lại về phía Sài Gòn. Nhưng trở lại thì ở vào đâu? Diệm đã cho tay sai, nhân cơ hội hỗn loạn này, đốt nhà cướp của đồng bào, khiến cho đồng bào bơ vơ, không nhà cửa, không áo quần, không có hột cơm vào bụng. Họ là ai? Là những người nghèo khổ, buôn thúng bán bưng, lao động, công nhân, cả những người tiểu viên chức, tiểu thương xưa kia ở chen chúc với nhau trong những xóm nhà lá bẩn thỉu. Họ là ai? Là những đồng bào miền Bắc bị dụ dỗ cưỡng ép di cư vào Nam, tưởng rằng để “theo Chúa vào Nam”, không ngờ vào đây để bị đày đọa khổ sở trăm chiều.

Những đồng bào này lúc trở về Sài Gòn, không biết ở vào đâu cho yên thân, cho khỏi cảnh đạn lạc tên bay. Phú Thọ, cột cờ Thủ ngữ, các xóm người Âu (như Ca-ti-na) là nơi họ tụ tập tạm bợ, gồng gánh, nồi niêu, bị gậy, chẳng khác gì cảnh những người ăn mày. Trông đến mà nghẹn ngào, mà não cả ruột gan!

Trên sông Sài Gòn, trên Kinh Đôi, hàng trăm xác chết trôi dập dềnh, như những khúc gỗ mục trôi về nơi vô định. Bình Xuyên, Hòa Hảo đã cắt đứt đường tiếp tế lương thực Sài Gòn - Đà Lạt và Sài Gòn - Mỹ Tho. Giá thực phẩm ở Sài Gòn vì vậy lên vùn vụt như diều được gió.

Chính quyền bù nhìn đã có biện pháp gì để cứu trợ cho đồng bào bị nạn? Mỗi gia đình độ ba người mỗi ngày lĩnh được 12 đồng, không đủ mua 8 lạng gạo. Sống làm sao? Ấy thế mà chúng còn kể ơn là tiền viện trợ của Mỹ!

Trong khi ấy…

Trong một căn nhà lá lụp xụp ở một xóm nọ - may mắn thay cũng chưa cháy hết – ba mái đầu xanh chụm lại bên ánh đèn dầu chập chờn.

Một thanh niên, mắt như đỏ rực lên vì căm thù, khẽ dẳn từng tiếng:

- Không thể trễ được. Phải cứu đồng bào. Trách nhiệm của Đảng giao cho chúng ta, phải làm tròn mới được.

Chị Y góp ý:

- Đồng ý là phải làm tròn. Nhưng làm thế nào? Theo tôi, phải làm thành một phong trào quần chúng rộng rãi.

Đồng chí thứ ba tiếp:

- Tôi thấy phải từ những cuộc thăm viếng lẻ tẻ, sẽ tiến đến một phong trào quy mô.

Cũng như những năm trước, cốt cán phải là lực lượng các xí nghiệp, nhưng không thể bỏ qua lực lượng học sinh, sinh viên, vì anh chị em rất tích cực, sôi nổi. Việt Nam học đường, Pétrus Ký là những kho nhân lực của ta.

Sang đêm hôm sau, những cuộc mạn đàm tay ba, tay đôi dưới nhiều hình thức nghi trang, đã lan rộng và đi sâu xuống tận các quận, các hộ, các xóm lao động hẻo lánh nhất.

Rồi từ hôm ấy…

Đã có những anh, những chị thanh niên công nhân, sinh viên, học sinh, cả đến những em dưới 15 tuổi, thấp thoáng vào các ngõ hẻm, vào những căn nhà cháy dở, những chiếc lều vải căng tạm, dưới những tấm dại bằng nứa để che mưa. Họ tìm vào những nhà bà con, rồi đến những nhà quen, rồi đến những nhà đồng bào không quen. Có khi là để an ủi một vài câu. Có khi là để giúp một lon gạo, vài ba chục đồng. Có khi chỉ là để cùng đồng bào ôn lại những phút đen tối đã qua để thấy đâu là kẻ thù trước mắt.

- Dạ thưa bác Ba, nghe chính phủ nói sẽ có giường lò xo của Mỹ phân phát cho bà con bị nạn, có phải không bác?

- Úi chào! Có đâu anh. Nói ba voi không được bát xáo. Giường chẳng thấy đâu, chỉ thấy thằng Hai nhà tôi bị bắn gãy tay còn ôm tay nằm rên suốt đêm đó!

- Trời ơi! Vì đâu mà nên nông nỗi thế bác?

- Vì cha tổ thằng cha nó chớ ai! Bom, đạn Huê–Kỳ đó, đã sướng cái đời cha con nhà nó chưa? Đã cơ khổ cho dân chưa!

Mỗi một câu chuyện gợi lên là bao nhiêu căm thù bừng bừng bốc cháy, trong khóe mắt của đồng bào, trong lời nguyền rủa của đồng bào. Người nói đã căm giận, người nghe càng căm giận hơn.

Ngày 4/5, “Ủy ban cứu tế và bảo vệ sinh mạng tài sản dân chúng Sài Gòn – Chợ Lớn” được công khai thành lập. Trước tinh thần bồng bột, sôi nổi, thắm thiết tình yêu thương cốt nhục của toàn thể đồng bào đối với đồng bào bị nạn, trước những cuộc thăm viếng, an ủi ngày một nhiều như thế, bù nhìn không thể làm ngơ được. Cái ủy ban cứu tế công khai ấy đương nhiên ra đời, bù nhìn không chịu cho cũng không được. Ủy ban này ra đời, đã sớm tập hợp được đông đảo các nhà trí thức, nhà báo, tư sản, các nhân sĩ… Ủy ban chia làm nhiều tiểu ban: ban chăm lo người ốm, ban cứu tế, ban quyên góp, ban xây dựng nhà cửa, ban làm lễ cầu siêu v.v… Những ban này hoạt động rất hăng, vận động được một phong trào tương trợ rất rộng. Có những bác sĩ xem mạch suốt ngày cho người bị nạn mà không lấy tiền. Có những dược sĩ bán thuốc trừ cho người mua 15%. Có những chuyến xe thổ mộ, xích lô, taxi chở bệnh nhân, không lấy tiền. Người ra ơn còn tự thấy mình làm chưa đầy đủ nhiệm vụ. Người chịu ơn nghẹn ngào chẳng biết lấy lời nói gì mà cảm tạ lại.

clip_image036

Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Trưởng đoàn đại biểu các giới thăm hỏi đồng bào bị nạn trong vụ hỏa hoạn Bàu Sen – Tân Kiểng.

Và cũng từ đấy, mỗi ngày chủ nhật đến, là một ngày tưng bừng, rộn rịp, một ngày hoạt động xã hội của tất cả mọi người. Máu chảy ruột mềm, không ai là không thấy lòng se lại trước cảnh đau thương do Mỹ-Diệm gây ra.

Ở các xóm bị lửa đạn tàn phá, giữa những đống tre gỗ cháy loang lổ nằm ngổn ngang trên nền đất cháy sém, nhuộm máu; giữa những màu sắc tang tóc ấy, mỗi sáng chủ nhật lại nổi lên màu áo xanh của hàng ngàn nữ sinh, quần xanh áo trắng của sinh viên; mũ trắng, ô đen của đủ mọi hạng người. Những anh chị em ấy đang vác nứa, cưa tre, dựng cột, lợp mái. Quang cảnh vô cùng linh hoạt. Tiếng nói, tiếng cười, tiếng hò hát chen lẫn, nghe như một khúc hợp tấu có muôn âm thanh.

Ở đây, một thanh nữ lanh lảnh hò lên:

“Ầu ơ!... Gió đưa cây cải về trời, Nhà ai cháy rụi, mẹ thời chết thiêu!

Hôm qua còn khói cơm chiều,

Hôm nay, quang cảnh tiêu điều xót thương”.

Đằng kia, có tiếng hò của một nhóm thanh niên đáp lại:

“Xót thương đau đớn vì ai?

Nhà tan cửa nát vì loài sát nhân! Vì ai cốt nhục tương tàn.

Rước voi giày mả là phường bán dân”.

Tội nghiệp cho những bà con xưa nay ít quen lao động, trong giờ phút cảm thông chung, động viên lẫn nhau, những bà con ấy cũng khiêng gỗ, vác gạch, vận động khá nhanh đôi cánh tay mảnh khảnh, má đỏ bừng vì mệt nhọc đã đành nhưng có lẽ một phần cũng vì sung sướng thấy mình vinh dự được phục vụ cho một mục đích cao cả, một nghĩa cử đáng quý.

“ Hò ơi! đá kia nước chảy thì mòn,

Mối tình đoàn kết vẫn còn với nước non”.

Hôm ấy là vào trung tuần tháng 5, nhằm vào một ngày chủ nhật. Hàng vạn công nhân, lao động, học sinh, sinh viên, công tư chức, v.v… được huy động ra đường. Vào khoảng gần 400 chiếc xe cam-nhông, taxi tình nguyện sắp hàng, chở khách đi không lấy tiền. Xí nghiệp nào mang huy hiệu riêng, khẩu hiệu riêng của xí nghiệp ấy. Học sinh của trường nào đi theo trường nấy, có khẩu hiệu riêng. Tập trung lại ở một xóm cháy, dọn dẹp nhà cửa, cất nhà mới cho đồng bào. Tiếng hô khẩu hiệu động viên người làm sang sảng trong máy phóng thanh. Cán bộ công khai chạy đầu này đầu kia như cờ chạy hiệu, như làm việc nhà mình, như ở trong khu tự do.

Có một vài cảnh binh vào khiêu khích, nhổ biểu ngữ. Anh chị em đã đứng ra đấu tranh đòi lại. Không khí đã bắt đầu căng thẳng. Tuy vậy, hết buổi làm, cứ từng nhóm, từng nhóm nhỏ dăm bẩy người họp lại rút kinh nghiệm, bình công chấm điểm, động viên nhau và cùng hẹn đến tuần sau.

Ngày chủ nhật của tuần thứ nhất, tuần thứ hai đã qua. Ngày chủ nhật của tuần thứ ba, đồng bào tập trung đi cứu trợ cho xóm cầu chữ Y. Đông hơn mọi ngày. Dường như công cuộc cứu trợ càng ngày càng lan rộng, càng tập hợp được thêm những tầng lớp khác trong nhân dân. Tiếng ấy đã vang từ trong Nam ra ngoài Bắc, từ Sài Gòn xuống lục tỉnh. Bù nhìn đã bắt đầu lo sợ. Sợ phong trào quần chúng lên, tức là sợ cho số phận của chúng.

Vì mỗi một lần tiếp xúc giữa đồng bào đi cứu trợ với đồng bào được cứu trợ, tình cảm lại thêm thấm thía, căm thù đối với Mỹ-Diệm lại càng đào sâu.

Sang tuần thứ tư, nhân 49 ngày, Ban Cứu tế tổ chức lễ cầu siêu cho vong hồn những người tử nạn. Địch đã bắt đầu khủng bố.

Hôm ấy, đúng là tuần thứ năm. Theo chương trình đã định trước, quận nào làm quận ấy.

Chị N. đã căn dặn kỹ càng những anh chị em nòng cốt. Định tập hợp nhau thật sớm ở Khánh Hội rồi kéo nhau qua xóm Năng-Xi. Cảnh binh và bảo an của Diệm đã chặn các ngả đường quanh chợ Xóm Chiếu. Có những chị ra hỏi thẳng vào mấy tên lính: “Ủa? Sao mấy thầy lại cấm chúng tôi đi đường?”

- Không cho các người đi biểu tình, đi làm cộng sản!

- Ấy mới lạ! Chúng tôi đi làm công việc cứu tế. Đồng bào đương đau khổ, rên la. Biết đâu lại không có bà con ruột rà của mấy thầy! Làm cộng sản, sao chính phủ đã cho phép ?

Hai xe chở đầy lính của Diệm chạy tới, xuống lệnh cho đồng bào giải tán: “Chính phủ không cho các người tập trung nữa”. Ủy ban cứu tế quận cũng giả vờ ra lệnh: “Thôi anh chị em giải tán đi, về đi”. Anh chị em miệng hô giải tán, chân cứ bước đều về một phía, phía về Năng-Xi. Cười khúc khích. Họ ghé vào tai nhau: “Cứ đi, cứ đi”. Ùn ùn như thác, đồng bào kéo nhau đi. Nhất định họ qua cầu.

Nhưng lực lượng cảnh sát, hiến binh ngày một đông, chặn các nẻo đường, chặn đồng bào ở sau Cầu Kho. Đồng bào hô to: “Hoan nghênh anh em cảnh sát giữ gìn trật tự cho chúng ta! Hoan hô anh em cảnh sát!” Anh em cảnh sát không thấy còn có lý do gì để đàn áp đồng bào nữa.

Lực lượng của đồng bào tuy vậy có bị phân tán, đã tự nhiên bị cắt ra nhiều đoạn. Như có một khẩu lệnh gì bí mật, khó hiểu – nhưng mà đồng bào hiểu – mọi người đều ùn ùn quay trở lại, đổi hướng đi. Họ lại kéo trở lại cầu chữ Y. Không đến được Năng-Xi thì cứu trợ đồng bào cầu chữ Y. Nhưng quân lính của Diệm lại đến cản đường và giải tán đồng bào. Chúng bắt 4 người mang về Sở công an. Một số đồng bào theo bén gót. Còn đại bộ phận kéo ra trụ sở trung ương của Ban Cứu tế để yêu cầu can thiệp.

Trong khi ấy, ở quận 1, quận 2, đồng bào làm mít tinh được trót lọt, địch không giải tán kịp. Một số đồng bào bị giải tán ở quận 6 liền rủ nhau qua nhập với đoàn Cứu tế của quận 3 ở Cây Mai. Chiều lại, đồng bào tập trung kéo lên trụ sở của Tổng liên đoàn (nghiệp đoàn công khai) đòi can thiệp với chính quyền Diệm phải thả ngay những người bị bắt.

Cảnh sát lại ra ngăn cản. Có tiếng súng bắn chỉ thiên. Đồng bào hô to: “Yêu cầu anh em cảnh sát không bắn người Việt Nam”. Hàng ngàn đồng bào nằm rạp xuống đất. Tiếng súng vẫn nổ? Họ nhoi lên, bò bằng hai khuỷu tay, y như những người lính du kích thật sự. Một vài tên mật thám khiếp đảm, vừa rút lui vừa chửi: “Mẹ! Đúng là Việt Minh!”. Trong đám rừng người chen chân không lọt ấy, có cả đồng bào ở dưới lục tỉnh lên. Bà con mặc toàn bà ba đen, nét mặt hăm hở như lần đầu tiên được tham dự cuộc đấu tranh của đồng bào Sài Gòn – Chợ Lớn.

Địch bắt người hàng loạt. Khoảng hơn 300 người bị ném lên xe điện về Bót-cái. Bà L. trong ủy ban Cứu tế Trung ương cũng bị bắt. Chúng đem bà ra tòa. Đồng bào rần rần kéo đi theo. Nó đưa bà lên lầu. Đồng bào theo lên lầu. Nó đưa bà xuống, đồng bào theo xuống. Hoảng hốt, nó phải chở bà về nhà lao Chí Hòa. Đồng bào thuê xe, bám sát lấy người đại biểu của mình.

***

Cuối tháng 5, Diệm dựng lên một ban Cứu tế Trung ương do Bộ xã hội phụ trách. Chúng trâng tráo tuyên bố rằng: “Chỉ có ban Cứu tế Trung ương này là được quyền hoạt động. Những tổ chức Cứu tế khác đều là bất hợp pháp”. Như thế, chúng đã trắng trợn tuyên bố ban Cứu tế của đồng bào là bất hợp pháp để dễ bề giải tán.

Chúng đã tìm đủ mọi thủ đoạn để khủng bố đồng bào và dập tắt cao trào tương thân tương trợ của đồng bào.

Chúng đã có thể khủng bố, bắt bớ những người hăng hái, nhiệt tình cố ý chia cắt tình thương yêu ruột thịt như chúng đã làm và sẽ còn làm. Nhưng chúng không thể nào có thể làm suy giảm mối tình đoàn kết keo sơn giữa đồng bào các giới.

Công cuộc Cứu tế rầm rộ của đồng bào đã chuyển lần vào những cuộc Cứu tế lẻ tẻ, ít ồn ào nhưng thầm kín sâu xa hơn, thấm vào lòng người nhiều hơn.

Trong tâm trí mọi người, vẫn sống mãi hình ảnh dạt dào tình cảm của những buổi mai chủ nhật, người người, lớp lớp, áo quần muôn màu, tay cuốc, tay liềm ùn ùn kéo vào các xóm bị thiêu hủy, mà mùi khét thịt người dường như đang phảng phất. Vẫn như còn văng vẳng bên tai mọi người câu hò dạo nọ:

“Hò ơi! đá kia nước chảy thì mòn

Mối tình đoàn kết vẫn còn với nước non!”

Phong trào Cứu tế kéo dài mãi đến tháng 8 tháng 9 mới dứt để nhường chỗ cho những phong trào đấu tranh khác của đồng bào nội thành.

Có một điều nổi lên rõ ràng: tình đoàn kết và tinh thần đấu tranh của truyền thống tốt đẹp, đã ăn sâu vào xương tủy mọi người.

Và cũng có một điều khác rõ hơn: là chế độ thối nát của bù nhìn dưới sự thao túng của đế quốc Mỹ đã khắc sâu, càng khắc sâu hơn mối căm thù trong lòng mọi người.

V.N.N

ỦY BAN CỨU TẾ VÀ BẢO VỆ SINH MẠNG, TÀI SẢN DÂN CHÚNG

***

Hiệu triệu

Sau trận súng nổ kinh hồn ngày 28/4/1955 gây tang tóc thê thảm cho một số đông đồng bào vùng Sài Gòn – Chợ Lớn, chúng tôi, đại diện các đoàn thể, nghề nghiệp, trí thức và lao động nam nữ, ngày 1/5/1955 đã thành lập một ủy ban lấy tên là “Ủy ban Cứu tế và Bảo vệ Sinh mạng, Tài sản Dân chúng”.

Ủy ban sẽ mở rộng phạm vi hoạt động cứu giúp đồng bào mọi mặt.

Các đoàn thể và đồng bào, tư nhân có điều chi hoặc hỏi thăm tin tức, có lòng từ thiện từ chén cơm, chiếc áo đến ngay trụ sở của chúng tôi:

- Trụ sở trung ương: số 340B đường Richaud nối dài (tức trụ sở Hội Phụ nữ Việt Nam tại Bàn Cờ, nay là đường Nguyễn Đình Chiểu, Q.3).

- Trụ sở thứ hai: số 14 đường Nguyễn Văn Thinh (nay là đường Nam Kỳ khởi nghĩa).

Tất cả sinh hoạt của chúng tôi sẽ đươc thông báo bằng báo chí nhằm vào hai mục đích chánh như sau:

1) Tổ chức cứu trợ đồng bào nạn nhân trên cơ sở lấy dân làm gốc và dựa vào tình đoàn kết giữa đồng bào.

2) Vận động một phong trào dân chúng đòi đảm bảo an ninh để cho dân chúng có thể: - Yên ổn làm ăn và nâng cao mức sống - Hưởng những tự do căn bản.

3) Đòi hỏi sự bồi thường thỏa đáng về sinh mạng và tài sản cho dân chúng bị thiệt hại trong những biến cố vừa qua.

Ủy ban sẽ thâu nạp bất cứ các đoàn thể, nghề nghiệp, các tổ chức và cá nhân nhìn nhận chương trình tối thiểu trên đây, và sẽ áp dụng mọi hình thức đòi hỏi công khai và hợp pháp để thực hiện chương trình này Thaønh phaàn : - Baùc só Nguyeãn Chí Nhieàu, ñaïi dieän Lieân ñoaøn Döôïc sö Nam Vieät.

- Nguyeãn Vaên Nhieåu, ñaïi dieän Lieân hieäp Nghieäp ñoaøn Saøi Goøn – Chôï Lôùn.

- Nguyeãn Vaên Maïi, ñaïi dieän Nghieäp ñoaøn Kyù giaû Nam Vieät.

- Leâ Vaên Thaû, ñaïi dieän Nghieäp ñoaøn Giaùo hoïc Tö thuïc ([19]ï) - Ñaëng Troïng Nghóa, ñaïi dieän Nghieäp ñoaøn Thôï maùy Töông teá.

- Nguyeãn Vaên Höôùng, ñaïi dieän sinh vieân.

- Tröôøng Giang ([20]), ñaïi dieän hoïc sinh.

- Baø AÙi Lan, ñaïi dieän Hoäi Phuï nöõ Vieät Nam.

- Phan Taán Ñöôùc, ñaïi dieän Lieân ñoaøn Coâng nhaân Vaän taûi.

- Hoaøng Xuaân Ñoàng, ñaïi dieän Nghieäp ñoaøn Coâng nhaân Hoûa xa.

- Phaïm Vaên Thuï, chuû baùo;

- Leâ Quang Trinh, ñaïi dieän coâng nhaân Nhaø Roàng.

- Nguyeãn Vaên Taøi, ñaïi dieän ñoaøn Höôùng ñaïo.

- Hoaøng Phoá, kyù giaû.

- Nguyeãn Ñònh, Nhö Thuûy, Sôn Tuøng, nhaân vieân vaän ñoäng.

- Nguyeãn Ba, hoïa só.

- Nguyeãn Kim Sinh, kyù giaû di cö.

(Baùo Tieáng Chuoâng, Saøi Goøn, 3/5/1955)

*****

clip_image037

Kỹ sư Lê Văn Thả (đeo kính) trong một buổi họp với Ủy Ban Cứu tế.

UÛY BAN CÖÙU TEÁ VAØ BAÛO VEÄ SINH MAÏNG, TAØI SAÛN DAÂN CHUÙNG

yết kiến ông đại diện Chánh phủ

clip_image039 Sáng thứ năm 3/5/1955, một phái đoàn đại diện UBCT VBVSMTSDC gồm có năm thành viên:

1- Ông Nguyễn Văn Nhiệm, đại diện Liên hiệp Nghiệp đoàn Địa phương Sài Gòn - Chợ Lớn.

2- Ông Nguyễn Văn Mại, ký giả.

3- Ông Lê Văn Thả, giáo sư.

4- Bà Ái Lan, Tổng thơ ký Hội Phụ nữ Việt Nam.

5- Anh Nguyễn Văn Thiện (Trường Giang), đại diện học sinh. Năm nhân viên nầy yết kiến ông đai biểu Chánh phủ để yêu

Ông Nguyễn Văn Thiện

(Trường Giang) cầu Chành phủ giúp những điều kiện về pháp lý rộng rãi cho các đoàn thể dân chúng hoạt động và đồng thời Chánh phủ tạo điều kiện cho dân chúng trở về nền nhà cũ.

(Báo Tiếng Chuông, Sài Gòn, 4-5-1955)

*****

Các nơi bị cháy ngày 28/4/1955

- Xóm nhà lao động ở các con đường Nguyễn Tấn Nghiệm, Galliéni, Nancy.

- Xóm nhà ở giữa các con đường Galliéni, Quang Trung. - Xóm nhà vùng Chợ Quán, sau rạp chiếu bóng Văn Cầm.

- Xóm Chiếu (Khánh Hội) nằm dọc theo con kinh Dérivation, từ hẻm đất đỏ đến kho Nguyễn Thành Liêm và một xóm nhà khác dọc theo con kinh ấy chạy dài đến đường Lanessan.

- Xóm Đầm nằm trong khu vực Bình Xuyên (Chợ Lớn).

- Xóm Chánh Hưng nằm trong khu vực Bình Xuyên.

(Báo Tiếng Chuông, 5/5/1955)

*****

Bắt thành viên Ủy ban Cứu tế

Thông cáo của Tòa Đại biểu Chánh phủ tại Nam Việt:

Gần đây, thừa dịp Bình Xuyên gây hấn làm cho hằng vạn gia đình bị nạn, tại thủ đô có một tổ chức lấy tên là “Ủy ban Cứu tế, Bảo vệ Sanh mạng và Tài sản Dân chúng” đã dùng danh nghĩa từ thiện để len lỏi trong đám nạn nhân, bề ngoài cứu giúp tương trợ, nhưng bên trong chính là để ngấm ngầm tuyên truyền cho đối phương, làm lợi khí cho Cộng sản. Vì mục đích bảo vệ trật tự, an ninh công cộng, Nha Cảnh sát và Công an Quốc gia Nam Việt có mời những người có trách nhiệm trong tổ chức ấy đến, yêu cầu họ giải tán và khuyến khích họ nếu có thiện chí làm việc nghĩa hãy hợp tác với “Ủy ban Trung ương Cứu trợ” là cơ quan chánh thức lo về việc ấy.

Mặc dầu có lời khuyến cáo trên đây và mặc dầu nhà đương cuộc không cấp phép, các đương sự vẫn tiếp tục hoạt động và dựa trên sự đau khổ của đồng bào để gây hoang mang giữa quần chúng và chánh quyền.

Vì lý do ấy, ngày 17/6/1955, Nha Công an Nam Việt đã câu lưu ba người lãnh đạo tổ chức Việt Cộng nói trên để điều tra và giải tòa về tội lập hội phi pháp.

(Báo Dân Đen, Sài Gòn, 20/6/1955)

*****

Tòa án Quân sự đã ký trát tống giam bốn nhân viên Ban Chấp hành UBCTBVSMTSDC

SAIGON - Sáng hôm qua, Ủy viên Chánh phủ Tòa án Quân sự đã ký trát tống giam bốn nhân viên Ban Chấp hành UBCTBVSMTSDC về tội lập hội phi pháp, chiếu theo luật lệ hiện hành, bốn bị can là các ông … ([21]), Nguyễn Văn Mại, Lê Văn Thả và bà Đoàn Thị Ngọc Thu.

(Baùo Tieáng Chuoâng, Saøi Goøn, 23/6/1955)

3. VĂN HÓA CÒN, DÂN TỘC CÒN

Năm 1966, Khu ủy Khu Sài Gòn – Gia Định chủ trương đẩy mạnh phong trào đấu tranh bảo vệ Văn hóa dân tộc, chống lại cuộc xâm lược về văn hóa của Mỹ, đang hủy hoại truyền thống đạo lý dân tộc khi đội quân viễn chinh Mỹ tràn vào miền Nam. Đảng ủy văn hóa Khu được thành lập do đồng chí Vũ Tùng làm bí thư. Ban Trí vận – Mặt trận, Ban Tuyên Huấn Khu ủy và các cánh được phân công phối hợp với Đảng ủy Văn hóa xúc tiến việc hình thành “Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc” công khai ngay tại Sài Gòn, với sự tham gia của hầu hết các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu của Nam Bộ. Khẩu hiệu Lực lượng BVVHDT đưa ra lúc đó được thể hiện công khai trên Tạp chí Tin Văn : “Văn hóa còn, Dân tộc còn; Văn hóa mất, Dân tộc mất”, thậm chí vạch rõ nguyên nhân gây tệ nạn văn hóa suy đồi là quân viễn chinh Mỹ, … đã có sức lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân ở Sài Gòn – Gia Định nói riêng, ở miền Nam nói chung vào mặt trận này.

LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC

Vũ Hạnh ( 1)

“Rớt tú tài, anh vô trung sĩ

Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con

Một mai yên việc nước non

Anh về, anh có Mỹ con anh bồng!”

Những câu ca dao đại loại như thế đã thấy xuất hiện trong xã hội miền Nam từ sau 1965, năm đánh dấu sự bắt đầu quân Mỹ ồ ạt vào xứ sở này. Với vẻ trào lộng bên ngoài, câu ca dao đã chứa đựng một bi kịch của xã hội. Bi kịch ấy đã không ngừng nhân lên, mãi đến sau ngày giải phóng vẫn chưa kết thúc chuyện con lai. Dĩ nhiên quan hệ giới tính cùng các diễn biến phức tạp của nó chỉ là một mặt của bi kịch này. Sự hiện diện của quân đội viễn chinh Hoa Kỳ đã dẫn đến nhiều đổ vỡ nghiêm trọng trong xã hội miền Nam thời ấy, vốn đã chứa đựng quá nhiều tệ nạn. Do sự lừa mị của chính sách thực dân mới, nhiều người trong xã hội cũ không nhìn những bọn Yankees võ trang kéo đến xứ này như một đội quân xâm lược, trái lại xem chúng là những “đồng minh”, những kẻ “cứu nguy”, khiến những nạn nhân nhiều khi mang tính tự nguyện và các thảm kịch thêm nhiều cay đắng và xót xa hơn.

Tất cả xáo trộn và đổ vỡ ấy của một thời kỳ đen tối kéo dài nhiều năm, đã không được sử gia nào ghi lại trung thực với đầy đủ những diễn biến ở trong các mặt sinh hoạt xã hội, cũng như không có tác phẩm văn học nào phản ánh được trung thực dầu là một mảng sự sống có tính điển hình của giai đoạn ấy.

Nhưng để phản ứng lại thực trạng này, chúng ta có nhiều phong trào quần chúng dưới sự chỉ đạo của Đảng tập hợp được những lực lượng đông đảo, tiêu biểu và một trong các hội đoàn có uy tín nhất, có thế lực nhất, gây được ảnh hưởng sâu rộng ở các mặt hoạt động văn hóa, là Lực lượng bảo vệ văn hóa dân tộc.

Giữa năm 1966, anh em nòng cốt của tờ Tin Văn, tạp chí ra nửa tháng một lần, đã được thông báo: chuẩn bị hình thành Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc. Anh em trong nhóm này gồm các anh: Nguyễn Ngọc Lương, Thái Bạch, Hà Kiều và tôi. Đúng ra, bên cạnh và ở bên trên còn những cán bộ gần gũi từ mật khu về, như anh Hoàng Hà (tức anh Sáu Hà), anh Nguyễn Văn Tài (tức anh Hai Vũ). Mấy anh thường xuyên đột nhập nội thành để nắm tình hình, tiếp xúc riêng rẽ từng người trong nhóm, truyền đạt Nghị quyết của Khu ủy Sài Gòn – Gia Định về tình hình văn hóa, văn nghệ nội thành và để chỉ đạo, góp ý một cách cụ thể, hầu hết là những quan điểm và những dặn dò của đồng chí Tư Ánh (tức Trần Bạch Đằng).

(1) Nguyên Tổng Thư ký Ban Chấp hành Trung ương Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc

Trong cuộc sống bất hợp pháp, hay đúng ra là làm như hợp pháp ấy, các anh biến hiện khôn lường ở giữa thủ đô của chính quyền Sài Gòn bấy giờ, và trong tình thế khó khăn chúng tôi vẫn thấy an tâm, tin tưởng ở sự hỗ trợ từ trên, thường đến bất ngờ. Dĩ nhiên, chúng tôi không bao giờ hỏi và cũng không có quyền được hỏi các anh trú ngụ nơi nào hay bao giờ sẽ gặp gỡ chúng tôi. Nguyên tắc bảo vệ bí mật ngầm được hiểu giữa những người hoạt động trong vùng địch chiếm, thậm chí chúng tôi cũng không hề biết các anh có chức vụ gì, ngoại trừ một tiếng mơ hồ nhưng cũng lại rất cụ thể, và rất thân mật, đó là “cấp trên”. Đấy là cái thời của những trách nhiệm căng thẳng và mọi giá trị đều được đo lường ở tính hiệu quả của những công tác. Bấy giờ chúng tôi tin tưởng tuyệt đối ở cấp lãnh đạo và không có mối băn khoăn nào khác là làm sao cho được việc. Có lúc chúng tôi biết rằng đồng chí lãnh đạo ở cấp cao hơn là Trần Bạch Đằng, đang có mặt trong nội thành và sự hoạt động gan dạ của đồng chí đã trở thành là bí mật riêng của từng người trong chúng tôi, đồng thời đó cũng là sự khích lệ lớn lao cho các anh em liên hệ.

Khó khăn lớn và đầu tiên để hình thành Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc là tìm người chủ tịch hợp pháp và cũng hợp lý cho tổ chức này. Một người không thuộc về phe phái nào, ở dạng trung lập không gây nghi ngờ về phía chính quyền, không tạo hiểu lầm về phía quần chúng, một người không có dĩ vãng chính trị cụ thể vừa không có vấn đề đạo đức, nhưng phải là người sốt sắng tán thành chủ trương của Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc.

Cuối cùng, nhờ anh Thái Bạch, chúng tôi đã tìm ra vị chủ tịch, đó là cụ Lê Văn Giáp, đang dạy Pháp văn ở một trường Tây, một người di cư hiền hậu, linh hoạt, không hề tham gia một đảng phái nào và cũng không nuôi tham vọng nào về chính trị. Nơi cụ, có sự mong muốn làm việc gì đó gọi là hữu ích cho đồng bào và ở con người quen dạy tiếng Pháp trong một trường Tây thì sự đóng góp cho việc bảo vệ văn hóa dân tộc trở thành bức thiết. Ngoài các đặc tính kể trên, cụ Giáp còn có một ngoại hình tốt: hồng hào, phương phi, lời nói chững chạc, cử chỉ khoan hòa, đúng hiệu là một chủ tịch của một tổ chức lớn có những yêu cầu cao về mặt văn hóa.

Lực lượng không phải đã được hình thành một cách hoàn toàn đột xuất, mà bằng nhiều cách hoạt động khác nhau, chúng ta đã tạo ra những tiền đề để nó chào đời. Từ năm 1965, đồng chí Trần Bạch Đằng đã gọi tôi ra mật khu, chỉ thị viết về dân tộc, tìm cách đề cao giá trị truyền thống Việt Nam để góp phần vào công cuộc đánh Mỹ. Đó là lý do để quyển “Người Việt cao quý” ra đời, gây được tác động đáng kể trong sự kích thích tự hào đối với dân tộc. Rồi nhiều sinh hoạt và các tổ chức khác nhau đã được hình thành, đồng hướng về mục tiêu đó với những dạng thái khác nhau: Chúng ta đưa nòng cốt vào một số hội đoàn, tổ chức có sẳn để chuyển hướng các hoạt động, chẳng hạn: Hội bạn trẻ em Việt Nam, Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt, kết hợp lập thành những tổ chức mới như: Hội đồng Bảo vệ tinh thần thanh thiếu nhi, Hội Bảo vệ Nhân phẩm và Quyền lợi phụ nữ, Hiệp hội Văn học nghệ thuật, góp phần củng cố, chi phối các tổ chức như: Liên hiệp Giáo chức và Nghiệp đoàn Giáo dục tư thục Việt Nam, Hội Ái hữu nghệ sĩ, bên cạnh những hoạt động sôi nổi của sinh viên, học sinh theo các chủ đề văn hóa dân tộc, với những tiếng hát ca ngợi quê hương, với những điệu múa phát huy truyền thống như: “Tiếng trống hào hùng” … Và ngay tạp chí Tin Văn đã được ra đời trước đó, cũng để chuẩn bị hỗ trợ cho lực lượng này. Ở một mặt khác, thực trạng xã hội miền Nam bấy giờ với những suy đồi nghiêm trọng đã thúc đẩy nhiều con người và các tổ chức của chế độ cũ, mặc dù bảo thủ và có khuynh hướng chống phá cách mạng, quay về với những giá trị truyền thống dân tộc.

Lực lượng đã được ra đời và nhanh chóng phát triển nhờ một chủ trương sát đúng, nhạy bén và kịp thời đó. Nhóm chúng tôi chia nhau đi vận động các nhân vật và các tổ chức quen biết, đồng thời rất nhiều cơ sở nội thành đã được chỉ đạo ở từ nhiều phía, để cùng nỗ lực vận động hình thành Lực lượng. Bấy giờ, không phải chỉ là ba mặt giáp công mà hầu như tất cả các mặt hoạt động nội thành đều hướng về mục đích này.

Trước viễn cảnh về tổ chức Lực lượng lớn lao, rộng rãi như thế, khi nghe các anh từ mật khu vào cho biết tôi được phân công làm Tổng thư ký của tổ chức này, tôi có đề nghị xin rút để làm Phó tổng thư ký, hoặc một ủy viên. Hoạt động và sống nhiều năm ở trong lòng địch, tôi nghĩ mình hiểu rõ địch hơn là các anh từ mật khu về. Do đó, tôi cảm nhận rằng, nếu tôi giữ vị trí ấy sẽ làm lực lượng sớm bị lộ liễu và bị phá vỡ. Nhưng hai lần tôi đề nghị xin rút để thay thế vào bằng một người tốt, chưa bị án tù, ít gây ngờ vực từ phía chính quyền Sài Gòn, đều không được chấp nhận.

Những sự vận động bấy giờ dù được đa số hưởng ứng và được thực hiện khá tích cực, vẫn gặp nhiều sự chống đối, cản ngăn đến từ nhiều phía. Nhưng cuối cùng, phong trào quần chúng đã thắng. Tôi nhớ có lần họp mặt chuẩn bị cho ngày ra mắt Lực lượng ở nhà cụ Lê Văn Giáp tại một ngõ hẻm gần chợ Hòa Hưng, trong lúc bàn bạc gay cấn thì tiếp nhận được một món tiền lớn và tấm danh thiếp của một thương gia tên Trần Bạch Phi từ ngoài Nha Trang gởi vào ủng hộ Lực lượng để Lực lượng sớm hình thành. Cụ Giáp rất phấn khởi trước mối nhiệt tình của một con người hảo tâm nào đó ở thành phố biển xa xôi, nặng lòng đối với văn hóa đất nước và chúng tôi cũng phấn khởi vì đoán biết rằng lãnh đạo vẫn theo sâu sát chúng tôi trong từng hoạt động, bởi lẽ ông Trần Bạch Phi không thể ai khác là đồng chí Trần Bạch Đằng, người đang chỉ huy trực tiếp toàn bộ công việc sắp được thành hình.

Ngày nay, trên một phần tư thế kỷ trôi qua, chúng tôi không thể nhớ hết được các chi tiết về những diễn biến trong sự hình thành Lực lượng. Nhưng rõ ràng đó là ngày hội lớn. Chúng tôi gần như không còn thiết đến ăn, ngủ thường ngày mà đều tập trung vào công tác này, khẩn trương chuẩn bị cho từng tiết mục.

Với những nỗ lực tất bật như thế, vào ngày mồng 7/8/1966, Lực lượng ra mắt ngang nhiên ở Tòa đô chính (bây giờ là trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh) với một khối lượng đại biểu vô cùng đông đảo mà kể từ trước và cả sau này chưa có một tổ chức nào đã được thực hiện một cách rầm rộ và có bề thế như vậy.

Hầu hết báo chí của thủ đô Sài Gòn bấy giờ đều có loan tin về sự thành công của đại hội này. Ngay giữa lòng địch và trước họng súng kẻ thù, một cuộc tập hợp chính thức, long trọng như thế, sôi động như thế do chính Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam chỉ đạo, đã được các cán bộ thừa hành thực hiện một cách tốt đẹp.

Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc

(Trích) ----- Phần thứ hai

PHẢI CỨU LẤY VĂN HÓA CHÚNG TA

Vấn đề hiện nay đặt ra cho mỗi chúng ta không phải là một thái độ chờ đợi. Chờ đợi để cho chúng ta cuối cùng trở thành một lớp nạn nhân bi thảm của thời cuộc, để cho tương lai đất nước đi sâu vào vòng tủi nhục tối tăm không phải bất chiến mà thiện tự nhiên thắng ác. Thiện phải thắng ác, đó là sự kiện hiển nhiên, nhưng phải chủ động thắng ác, thắng qua một chiến trận lớn cam go, gay gắt, lâu dài. Đã đến giai đoạn mỗi người trong chúng ta phải ý thức đầy đủ về cái ý thức nguy cơ trước mắt để mà góp công sức giải cứu lấy mình. Nếu chúng ta không còn có khả năng mầu nhiệm nào cứu chúng ta được nữa và trước hiện tình đất nước nếu chúng ta không góp phần xây dựng văn hóa dân tộc thì không bao giờ chúng ta còn có hy vọng khôi phục nền văn hóa ấy trong sự vinh quang.

Do đó, ngày hôm nay đây chúng ta không thể bỏ phí thì giờ vào những sưu tầm trừu tượng mà nên xác định ý niệm văn hóa dân tộc trong những giới hạn cụ thể để phác họa những hoạt động gần gũi, thích ứng với sự kêu đòi của thực trạng.

Dân tộc chúng ta, trong một vị trí đầy những bất trắc, đã chứng tỏ được một thứ nghị lực phi thường chỉ có thể hình dung bằng những thần thoại tuyệt vời như sức vươn mình kỳ lạ của bậc anh hùng ở làng Phù Đổng, như những vết bùn quyện lấy gót chân ngựa đá ở nơi lăng miếu tôn nghiêm. Dân tộc chúng ta là một dân tộc hào hùng, mãnh liệt, là cái ý sống tích tụ vững chắc, sáng ngời kim cương trong một cộng đồng sinh hoạt thường xuyên đối đầu với những hiểm nghèo. Dân tộc chúng ta là vậy và không có dư thừa phẩm chất ấy, có lẽ ngày nay không còn hai tiếng Việt Nam trên mảnh đất này, bởi vì những thứ áp lực khổng lồ dồn dập giáng xuống cuộc đời của dân tộc ta đủ sức tiêu hủy bao nhiêu quốc gia, xóa sạch bao nhiêu giống nòi, khi quốc gia ấy và giống nòi ấy không phải gọi là Việt Nam. Phát huy đặc tính ấy là phát huy một cái giá trị truyền thống ở trong văn hóa dân tộc, hiện còn là một động lực sinh tồn hết sức lớn lao của giống nòi ta. Làm cho mọi người thấy rõ như sờ nắm được sự vững mạnh ấy, làm cho tất cả công dân đất Việt thật sự kiêu hãnh về mình, về cái tương lai nhất định huy hoàng của dân tộc mình, là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi chúng ta.

Nhưng ngoài một nỗi say sưa duy nhất là được sống đời tự lập, ngoài lẽ tồn tại duy nhất là bao giờ cũng bất khuất, kiên cường, dân tộc chúng ta còn một đặc tính nổi bật là rất yêu chuộng giá trị tinh thần, cụ thể là sự ca ngợi đạo nghĩa, phục tùng chân lý, bao giờ cũng giành một chỗ độc tôn, độc quý cho những gương sáng liệt nữ, anh hùng, danh nhân chí sĩ. Dân tộc chúng ta vui vẻ sống chấp nhận mọi sự thiếu thốn, thiệt thòi, miễn là bảo vệ được lý tưởng mình và biết bao nhiêu tấm gương hy sinh âm thầm của những con người chan hòa xương máu vào từng tấc đất, ngọn rau để nuôi lâu dài sự sống tự lập, tự hào của một giống nòi kiêu hãnh mà không khoe khoang, mãnh liệt mà vẫn nhân từ, độ lượng. Như thế, phát huy đặc tính đạo nghĩa của dân tộc là đề cao ý chí hy sinh cho một lý tưởng cao quý, cùng cái tinh thần tôn trọng nhân phẩm, giá trị cao đẹp của những hành động trọng nghĩa khinh tài, đề cao cho được phẩm chất của những việc làm công lợi, của những nỗ lực tiến đến bình đẳng, tự do, của những con người “giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha”.

Tóm lại, phát huy các giá trị tiêu biểu ấy là phát huy phần tinh túy của nền văn hóa dân tộc, phát huy phần sống còn cao nhất của dân tộc ta, đúng là: “Văn hóa còn, dân tộc còn; văn hóa mất, dân tộc mất” như nhiều vị đã tham luận trong Đại hội bảo vệ Văn hóa dân tộc ngày 78/1966 vừa qua. Đối chiếu lại với yêu cầu thực trạng, thì tinh thần tự lập, ý thức tự cường, căn bản đạo nghĩa của giống nòi ta, hiện nay có thể quy kết vào trạng thái tiêu biểu là niềm tự hào dân tộc. Phát huy niềm tự hào ấy là giới thiệu rõ được sức sống mãnh liệt tiềm tàng ở trong quá khứ, hiện tại và cả tương lai.

Phần thứ ba

CHÚNG TA LÀM GÌ VÀ SẼ LÀM GÌ ?

Tóm lại, ngày nay chúng ta có Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc như là tiếng nói tập trung, tiêu biểu của một nhu cầu xã hội chân chính trong giai đoạn lịch sử này. Sự hình thành Lực lượng như danh hiệu chỉ định, tự nó đã bao hàm rõ rệt nhiệm vụ trước mắt của mỗi chúng ta đối với vấn đề văn hóa trong mối tương quan với sự sinh tồn dân tộc. Chính vì những nhiệm vụ ấy mà Lực lượng được chào mừng nồng nhiệt từ khi ra mắt quần chúng, thể hiện rõ nhất trong sự tham dự đông đảo của các hội đoàn, cá nhân văn hóa xứng đáng và tiêu biểu nhất, trong sự phản ánh nhiệt thành của các báo chí, trong sự dư luận nôn nao đòi hỏi Lực lượng kịp thời ban bố chương trình hoạt động để cho mọi người có thể chung sức góp phần. Người ta hoan nghênh Lực lượng ở đường lối văn hóa phù hợp với sự kêu gọi đòi thực trạng và tin tưởng ở Lực lượng qua cái tinh thần trong sạch, vô tư mà tính chất quần chúng trong Lực lượng chứng tỏ.

Tuy vậy, nếu có những người đặt hết niềm tin vào Lực lượng Bảo vệ Văn hóa Dân tộc thì vẫn có một thiểu số dư luận tỏ ra hoài nghi. Sự hoài nghi này bắt nguồn từ cái thực tế sa đọa của nhiều hội đoàn, tổ chức trước đây đã lợi dụng thế quần chúng để làm phương tiện mua danh kiếm lợi cho những cá nhân có nhiều tham vọng. Tuy vậy, hoài nghi mà không lấy hành động để kiểm chứng, bổ cứu thì mới là điều đáng trách. Hơn nữa hoài nghi chỉ có thể có trong những cá nhân rời rạc, tiêu cực, chớ không thể nào dung nạp trong các hội đoàn và càng không thể đứng vững khi nó là một phong trào quần chúng đông đảo. Đối với những người hoài nghi, chúng ta tin rằng với sự hoạt động tích cực, hữu hiệu, chúng ta sẽ sớm thuyết phục được họ và họ sẽ cùng chúng ta chung tay góp sức xây dựng bảo vệ văn hóa dân tộc.

Nhưng dù gặp sự tán thành hay hoài nghi, nhiệm vụ Lực lượng là phải khẩn trương xúc tiến mọi mặt hoạt động để đáp lại sự mong đợi của các tầng lớp quần chúng thiết tha đối với tiền đồ văn hóa dân tộc. Bằng hai phương tiện giáo dục và văn nghệ, chúng ta đặt nặng công tác trọng tâm là vận động hướng dẫn quần chúng các nghĩa vụ xây dựng văn hóa dân tộc song song với sự bài trừ văn hóa đồi trụy, lai căng, mất gốc. Cụ thể, mở rộng các hội thảo, các thuyết trình trong mọi tầng lớp để mọi người ý thức được tai hại của văn hóa đồi trụy, ngoại lai, đóng góp những biện pháp thỏa đáng để bài trừ, ý thức được trách nhiệm bảo vệ văn hóa và nếp sống dân tộc để góp phần xây dựng và thực thi. Đồng thời với công tác này chúng ta phát động phong trào sáng tác rộng rãi để phát hiện được những công trình có khuynh hướng dân tộc lành mạnh, khơi động các khả năng tốt nảy nở.

Sự khuyến khích sáng tác này sẽ được nhất tề thực hiện với sự trình diễn văn nghệ dân tộc qua phương tiện biểu diễn nghệ thuật, phương tiện xuất bản của Lực lượng, qua các phương tiện của các hội đoàn và các tổ chức văn nghệ hiện diện trong Lực lượng cũng như của các tổ chức nhiệt thành đối với đường lối của Lực lượng. Những công tác này đòi hỏi có sự sưu tầm, nghiên cứu tất cả chương trình văn hóa để quảng bá hay là bài trừ được thực hiện sâu rộng và chuẩn xác. Nhưng văn hóa không chỉ thu hẹp trong phạm vi văn nghệ mà còn chú trọng vào các khoa học xã hội, do đó những sự phổ biến khoa học, chấn chỉnh nếp sống cũng là những công tác lớn cần được xúc tiến đồng thời. Tất cả những công tác này mở ra một viễn tưởng hoạt động hết sức lớn lao, đòi hỏi một sự nỗ lực vượt bậc của mọi chúng ta. Vì vậy Ban Chấp hành Trung ương của Lực lượng đã được tổ chức theo quy mô thích hợp, gồm có trên hết những vị chủ tịch danh dự là những nhà văn hóa có uy tín sâu rộng, một Ban Chủ tịch hội đủ các vị tiêu biểu trong hoạt động văn hóa, đứng đầu là một chủ tịch của Ban Chủ tịch, một Ban cố vấn có đủ thẩm quyền và đủ màu sắc, một Ban thư ký đứng đầu là Tổng thư ký và các ủy viên của Ban Chấp hành thành lập mười ủy ban đặc trách mười ngành hoạt động khác nhau, mỗi ủy ban lại gồm nhiều tiểu ban phụ thuộc, phát hiện tùy theo nhu cầu thực tế của các sinh hoạt.

Sự hoàn thành một tổ chức lớn như thế đòi hỏi khá nhiều thời gian và trong ý thức khẩn trương đối với vấn đề văn hóa, chúng ta cũng đã đạt được những bước căn bản đầu tiên về mặt xây dựng một Ban Chấp hành tiêu biểu, có tầm ảnh hưởng quan trọng. Với Ban Chấp hành như thế chúng ta tin tưởng sẽ thực hiện được một cách thiết thực, hữu hiệu chương trình chúng ta đề ra hợp với nhu cầu thực trạng. Con đường văn hóa dân tộc chính là con đường vinh quang mà quý vị góp phần vào Lực lượng là những chiến sĩ vẻ vang, có một sứ mệnh vô cùng trọng đại đối với giai đoạn lịch sử đang đòi hỏi sự góp sức của mọi cá nhân và mọi tầng lớp.

Nguồn : Nhiều tác giả, Trần Bạch Đằng chủ biên “Chung một bóng cờ” NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993.

Sài Gòn, ngày 9-10-1966

BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC

******

DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC

(Bổ sung lần thứ nhất)

--------

CHỦ TỊCH DANH DỰ

Quí ông : - Dương Minh Thới, giáo sư

- Á Nam Trần Tuấn Khải, thi sĩ

(Chủ tịch Hiệp hội Văn học nghệ thuật)

BAN CHỦ TỊCH

clip_image041

Chủ tịch Lê Văn Giáp

Quí ông, bà :

Vi Huyền Đắc ,

văn sĩ (Phó chủ tịch Hội Văn bút Việt Nam)

Nghiêm Thẩm ,

giáo sư đại học (Tổng thư ký Hội Nghiên cứu, liên lạc văn Á Châu)

Bùi Chánh Thời ,

luật gia (Tổng thư ký Hội đồng Bảo vệ tinh thần thanh thiếu nhi)

Lê Hữu Phước ,

luật gia, đạo diễn (Tổng thư ký Hội điện ảnh Việt Nam)

Trần Thúc Linh ,

luật gia (Hội phụ huynh học sinh Pétrus Ký)

Lê Ngọc Diệp ,

giáo sư (Hội phụ huynh học sinh Gia Long)

Lương Lê Đồng ,

giáo sư (Chủ tịch Liên hiệp giáo chức và nghiệp đoàn giáo học tư thục Việt Nam)

Nguyễn Hữu Ba ,

giáo sư Quốc gia âm nhạc, đại học Vạn Hạnh (Ủy viên văn mỹ nghệ giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất)

Bửu Cầm ,

giáo sư đại học Văn khoa, Vạn Hạnh

Nguyễn Văn Trung ,

giáo sư đại học Văn khoa

Thuần Phong ,

giáo sư (cố vấn Liên hiệp Giáo chức Việt Nam)

Vũ Đức Trinh ,

linh mục, thi sĩ (Hội Bảo vệ luân lý)

Thích Giác Nguyện ,

đại đức (giảng sư Phật giáo)

Nguyễn Phụng ,

giáo sư (thanh tra học vụ)

Thiên Giang ,

văn sĩ Hội Bạn trẻ em Việt Nam)

Bình Nguyên Lộc ,

văn sĩ

Ba Vân

,

kịch sĩ (Hội Ái hữu nghệ sĩ)

 

Duy Lân

,

kịch sĩ (Hội Ái hữu nghệ sĩ)

 

Thu An

,

soạn giả (giám đốc đoàn Hương Mùa Thu)

 

Nguyễn Thị Thơ

,

giám đốc đoàn Thanh Minh Thanh Nga

 

Phan Thị Của

,

giáo sư (chủ tịch Hội Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ)

 

Phan Đình Đàn

,

(Phó chủ tịch hội Bảo vệ nhân phẩm và quyền lợi phụ nữ)

 

Ký Ninh

,

ký giả (Tổng thư ký Nghiệp đoàn ký giả Nam Việt)

 

BAN CỐ VẤN

   

Đông Hồ ,

thi sĩ

Thiếu Sơn ,

văn sĩ

Nguyễn Văn Ba ,

bác sĩ

Ngô Gia Hy ,

bác sĩ, thạc sĩ

Nam Đình ,

chủ báo

Vũ Ngọc Các ,

chủ báo (Chủ tịch Hội Chủ báo Việt Nam)

Đặng Văn Nhâm ,

chủ báo (Tổng thư ký Hội Chủ báo Việt Nam)

Nguyễn Đăng Thục ,

giáo sư đại học Văn khoa, Vạn Hạnh (Chủ tịch Hội Nghiên cứu liên lạc Văn hóa Á Châu)

Trần Ngọc Giát ,

giáo sư (Hội Đức, Trí, Thể dục)

Thích Thiện Ân ,

giáo sư đại học (Khoa trưởng Phân khoa Khoa học nhân văn,

 

Đại học Vạn Hạnh)

Đào Đăng Vỹ ,

giáo sư (Văn hóa vụ trưởng Giáo hội Phật giáo Việt Nam

 

Thống nhất)

Lê Văn Hảo ,

giáo sư đại học (Tiến sĩ Dân tộc học)

Nguyễn Khắc Kham ,

giáo sư

Nguyễn Bá Lăng ,

kiến trúc sư Viện khảo cổ

Lê Ngọc Trụ ,

giám đốc Viện khảo cổ

Vương Hồng Sển ,

giáo sư khảo cổ

Chưng Đức Mai ,

tiến sĩ Kinh tế học

Trần Kim Thạch ,

tiến sĩ Địa chất học

Nguyễn Thành Châu,

kịch sĩ

Thẩm Oánh ,

nhạc sĩ

Nguyễn Văn Long ,

họa sĩ (nguyên giám đốc trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định)

Nguyễn Văn Kiết ,

giáo sư đại học

Nguyễn Cao Đàm ,

nhiếp ảnh gia (Phó chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam)

Trần Cao Lĩnh ,

nhiếp ảnh gia (Phó chủ tịch Hội Nhiếp ảnh Việt Nam)

Đông Xuyên ,

thi sĩ

Thanh Lễ ,

giám đốc xưởng Mỹ nghệ

Hoàng Trọng Miên ,

giáo sư kịch nghệ

Võ Đình Cường ,

văn sĩ

BAN THƯ KÝ

Tổng thư ký : Quí ông, bà:

Vũ Hạnh - văn sĩ

Hồ Hải

,

nhà xuất bản

Vân Trang

,

văn sĩ

Thu Nga

,

thi sĩ

Minh Quân

,

văn sĩ

Lưu Nghi

,

văn sĩ

Đặng Thị Ngọc

,

giáo sư

Thanh Nga

,

kịch sĩ

Hà Kiều

,

thi sĩ

Phong Sơn

,

thi sĩ

Lữ Phương

,

văn sĩ

Hoàng Lan

,

ký giả

Ngọc Trai

,

kịch sĩ

Đặng Tấn

,

ký giả

ỦY VIÊN

Phan Du: văn sĩ, Tú Duyên: họa sĩ, Tô Nguyệt Đình: văn sĩ, Mặc Khải: văn sĩ, Phương Hữu: ký giả, Nguyễn Ngọc Lương: văn sĩ, Nguyễn Văn Bưởi: giáo sư, Ngọc Vân: kịch sĩ, Minh Lương: nhạc sĩ, Hoàng Việt: kịch sĩ, Trần Chi Lăng: ký giả, Thẩm Thệ Hà: văn sĩ, Thanh Việt Thanh: thi sĩ, Nam Sơn: kịch sĩ, Vũ Hoàng: văn sĩ, Thái Bạch: ký giả, Hà Huy Hà: thi sĩ, Trần Văn Phàn: giáo sư, Diệp Đình: họa sĩ, Vũ Duy: văn sĩ, Phan Yến Linh: văn sĩ, Tường Linh: thi sĩ, Mặc Giao: văn sĩ.

(Ban chấp hành Lực Lượng đang tiếp xúc với các vị đại diện tôn giáo, các vị viện trưởng đại học, các nhà văn hóa, văn nghệ toàn quốc để mời quí vị tiếp tục tham gia Lực lượng. Danh sách quí vị sẽ được long trọng công bố trong phiên họp tới, đồng thời với chương trình công tác cụ thể của các Ủy ban trong Ban chấp hành trung ương).

Lực Lượng tồn tại được một năm trời, và qua giữa năm 1967 chúng tôi đều bị bắt giữ ở bót Ngô Quyền trước khi đưa sang Tổng nha để đi an trí. Cụ Lê Văn Giáp cũng bị giam giữ nhưng sớm được trả tự do. Sau Tết Mậu Thân, cụ đã ra vùng giải phóng và danh nghĩa của Lực Lượng vẫn cỏn tồn tại.

Dù Lực Lượng không trường thọ nhưng đã in những vết ấn sâu đậm ở trong sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của khắp xã hội miền Nam thời ấy và còn vang vọng cho đến bây giờ. Ngay bản báo cáo của Ban chấp hành Lực Lượng, tôi đã tìm thấy mới đây, được giữ trân trọng ở nhà một người giáo viên tại tỉnh Long An. Với anh, đây là kỷ vật vô giá về một thời kỳ đấu tranh văn hóa với những kỷ niệm không bao giờ quên.

Nguồn: Nhiều tác giả, Trần Bạch Đằng chủ biên, “Chung một bóng cờ” NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1993

CUOÄC HỌP BAN CHẤP HÀNH MỞ RỘNG

LỰC LƯỢNG BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC

Buổi chiều ngày chủ nhật 9/10/1966, Ban Chấp hành Trung Ương Lực Lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc đã khai mạc cuộc họp mở rộng tại trường Quốc Gia Âm Nhạc, số 112 đường Nguyễn Du, Sài Gòn.

Mặc dù trời mưa tầm tã, ngoài con số các vị trong Ban Chấp Hành Lực Lượng, đông đảo quần chúng vẫn đội mưa đi đến Hội trường. Sinh viên, học sinh, các giáo sư, nhạc sĩ, nhà văn, nhà báo và đại biểu các hội đoàn văn hóa ngồi kín tất cà những dãy ghế làm tăng thêm phần uy nghiêm cho các khẩu hiệu :

Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà Hay là :

Thiện căn ở tại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tai

*

* *

Vì hạnh phúc con em, vì tương lai dân tộc, kiên quyết bảo vệ và phát huy văn hóa dân tộc.

Sau lời tuyên bố lý do của Trưởng Ban Tổ chức, giáo sư Lương Lê Đồng, Chủ tọa đoàn và Thư ký đoàn đã lên ngồi vào bàn chủ tọa và thư ký điều khiển cuộc họp. Người ta nhận thấy có giáo sư Lê Văn Giáp, ký giả Ký Ninh, thi sĩ Á Nam Trần Tuấn Khải, giáo sư Thiên Giang, giáo sư Nguyễn Văn Trung, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Ba, luật sư kiêm đạo diễn điện ảnh Lê Dân, nhà văn Vũ Hạnh, nhà thơ Hà Kiều, nhà thơ Phong Sơn .v.v..

Chủ tịch của chủ tịch đoàn Ban Chấp Hành Lực Lượng – giáo sư Lê Văn Giáp đọc báo cáo văn hóa. Bản báo cáo nhằm vào ba đề mục :

- Một thực trạng văn hóa đòi hỏi sự quan tâm của mọi người.

- Phải cứu lấy văn hóa chúng ta.

- Chúng ta làm gì và sẽ làm gì ?

Sau báo cáo của giáo sư Lê Văn Giáp, giáo sư Lương Lê Đồng giới thiệu thành phần Ban Chấp Hành Trung Ương Lực Lượng Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc bổ sung đợt 1. Đây là một bản danh sách gần ngót một trăm người gồm các học giả, bác sĩ, các nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, đạo diễn, nghệ sĩ sân khấu, các vị giám đốc, phó giám đốc các đoàn hát danh tiếng tại Sài Gòn, các giáo sư, luật gia, các đại biểu các hội đoàn văn hóa và tôn giáo.

Các vị trong Ban Chấp Hành Lực Lượng hiện diện tại buổi họp đã đứng lên giữa tiếng vỗ tay vang dậy hội trường.

Tiếp đó là phần trả lời các câu hỏi của báo chí. Các ký giả đại diện của báo Sáng, báo Sống Mới, báo Chánh Đạo đã nêu nhiều câu hỏi, và có một số câu đáng chú ý như của đại diện báo Chánh Đạo hỏi rằng :

- “Có tin đồn Lực Lượng đang vận động để cấm lưu hành 60 cuốn tiểu thuyết không lành mạnh, vậy điều này có hay không ?”.

Giáo sư Lê Văn Giáp đã trả lời câu hỏi. Ông cho biết từ lúc ra đời, Lực Lượng chỉ nhằm vấn đề xây dựng và chừng nào cần đã phá, Lực Lượng sẽ công khai nêu trên báo chí.

Đại diện báo Sáng hỏi rằng :

- “Trong việc hoạt động của Lực Lượng Bảo vệ Văn hóa, quí vị có dựa vào thế lực nào ? và có phải Lực Lượng là một công cụ của chính quyền không ?”.

Trả lời câu hỏi, giáo sư Thiên Giang cho biết Lực Lượng không dựa vào lực lượng nào khác là lực lượng dân tộc. Còn đối với chính quyền, nếu chính quyền giúp cho phương tiện thì sẽ sử dụng, sẽ chấp nhận, nhưng Lực Lượng không chấp nhận sự sử dụng của chính quyền như một công cụ.

Đại diện báo Sống Mới hỏi rằng :

- “Văn hóa đồi trụy đến mức độ trầm trọng, Lực Lượng cho biết đã có biện pháp, chương trình nào để bài trừ hữu hiệu chưa ?”.

Trả lời câu hỏi này, luật sư kiêm đạo diễn Lê Dân cho biết vấn đề này đã giao cho Ban Nghiên cứu, về chương trình thì sẽ có chương trình dài hạn, ngắn hạn. Tuy nhiên, nói về biện pháp thì ngay từ lúc này Lực Lượng đang dự trù lập giải thưởng, lập nhà xuất bản, mở hội thảo để hậu thuẩn cho sách báo tốt.

Sau hết là phần trình diễn một số tiết mục văn nghệ với vũ khúc “Tiếng trống Diên Hồng” của ban vũ Tùng Linh và vở thi ca vũ nhạc “Chim soi gương” của Ban Thiếu nhi Phương Mai.

Cả hai tiết mục văn nghệ này đều hết sức đặc sắc ở chỗ nó gây nên trong tâm trí khán giả một nguồn phấn khởi, tiếng trống nhịp nhàng dồn dập đi theo với điệu múa, lời ca tiếng nhạc đã khiến mọi người cùng hào hứng và tin tưởng ở những vũ điệu ca nhạc, bắt nguồn từ cảm hứng tự hào và lành mạnh.

Còn vở thi ca vũ nhạc kịch với em bé Phương Mai, đã dành cho khán giả một sự kinh ngạc do tài năng tuyệt vời của Phương Mai, cái tài năng đã thể hiện được đầy đủ nội dung của vở nhạc kịch nhằm đả phá văn nghệ đồi trụy.

Cuộc họp của Ban Chấp Hành Lực Lượng đã bế mạc với niềm hân hoan và tin tưởng của tất cả mọi người.

Nguồn : Tạp chí TIN VĂN số 9 (1966)

ÍT CẢM TƯỞNG VỀ ĐẠI HỘI BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC ĐẢ PHÁ DỄ HAY XÂY DỰNG DỄ ?

Nguyễn Hiến Lê

clip_image044

Đây là nguyên văn bài phát biểu của nhà văn Nguyễn Hiến Lê về Đại Hội Bảo Vệ Văn Hóa Dân Tộc. Sau bài của nhà văn Nguyễn Hiến Lê, Tin Văn ước mong sẽ nhận được những ý kiến, những cảm tưởng của các nhà trí thức và văn nghệ sĩ cũng như của quí độc giả hầu góp phần

“trợ uy cho Đại Hội [22]”.

TIN VĂN

Tôi rất tiếc không được dự Đại hội bảo vệ văn hóa dân tộc ở Tòa Đô chính ngày 7 tháng 8 vừa rồi, một đại hội “sôi nổi, tin tưởng” mà theo tạp chí Bách Khoa số 15/8, đã qui tụ được gần 1000 đại diện của khoảng một chục đoàn thể văn hóa, giáo dục trong mọi giới, mọi giáo phái; và đã “biểu lộ được sự nhất trí hết sức cụ thể cũng như biểu dương được một lực lượng văn hóa đông đảo và nhiệt thành” để “đả phá mọi biểu hiện văn hóa dâm ô, đồi trụy, lai căng, mất gốc mà phát huy mọi giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc”.

Đọc xong bài tôi hơi thắc mắc về điểm tại sao Đại hội không mời ông Đổng lý Tổng Bộ Văn hóa Xã hội phát biểu ý kiến vì việc bảo vệ văn hóa dân tộc chính là nhiệm vụ của Tổng Bộ Văn hóa Xã hội, mà bộ này trong nửa năm nay cũng đã lưu tâm tới vấn đề, đã tỏ ra có chút thiện chí. Hay là Đại Hội có mời phát biểu ý kiến mà phóng viên Bách Khoa thấy không có gì đáng ghi lại chăng?

Tôi không được dự Đại Hội nên không được biết sự thật ra sao, nhưng tôi đoán rằng Đại Hội bảo vệ văn hóa dân tộc đã giống như các Đại hội khác, nghĩa là chắc có sự dè dặt đối với chính quyền nên ông Tổng giám đốc vô tuyến truyền thanh mới phải nhắc nhở Đại hội “đừng nên nuôi mặc cảm đối với chính quyền mà nên tìm mọi cách liên hệ với chính quyền, vì lẽ chính quyền có đủ các phương tiện hiệu lực cho sự phổ biến văn hóa”. Rồi ông nói có vẻ như than phiền khi ông bảo :

- “Đả phá bao giờ cũng dễ dàng hơn xây dựng, (…) Đài phát thanh rất muốn có những sáng tác theo nội dung ấy (nghĩa là lành mạnh, có tinh thần dân tộc) nhưng chưa gặp”.

Lời khuyên của ông Tổng Giám đốc rất đúng: phải hợp tác với chính quyền mới mau có kết quả, và tôi cũng đã nhiều lần được nghe một vài bạn trong Đài phát thanh phàn nàn rằng Đài khó kiếm được những tác phẩm lành mạnh, thành thử cứ phải đưa vô chương trình những tuồng, những bài kém giá trị.

Tôi không rõ hôm đó Đại Hội có ai góp lời ông Tổng Giám đốc V.T.T.T không, ít nhất là một lời cảm ơn.

và cá nhân. Và tôi xin lỗi ông Tổng Giám đốc, đã vô lễ mượn lời của ông để nói chuyện với các nhà có trách nhiệm về văn hóa trong chính quyền.

Ông Tổng Giám đốc bảo chúng tôi không “nên nuôi mặc cảm đối với chính quyền”. Tôi không hiểu rõ tiếng “mặc cảm” đó ông dùng với nghĩa gì? Nó là mặc cảm gì? Tội lỗi ? Tự ti ? Hay tự tôn ?...Vì có nhiều thứ mặc cảm lắm. Tôi đoán rằng có lẻ ông chỉ muốn nói: Không nên nghĩ xấu về chính quyền, mà nghi ngờ rằng chính quyền không thực tâm làm văn hóa, không giúp đỡ các nhà làm văn hóa, có ác cảm với các nhà làm văn hóa.

Nếu lời tôi đoán là đúng thì thật oan cho chúng tôi. Ở nước nào không biết, chứ ở miền Nam này, nhà văn hóa nào cũng mong được chính quyền giúp sức.

Chúng ta thử nhớ lại mà xem : Văn hóa vụ (dưới trào Ngô) mới thành lập, đã có bao nhiêu nhà văn danh tiếng cộng tác liền ? Sở Tu Thư từ trước tới nay có bao giờ thiếu người dịch, thiếu tác phẩm để in không ? Giải thưởng văn chương có năm nào là không mời được đủ những danh sĩ làm giám khảo ?

Lần nào mấy ông bạn già của tôi cũng bỏ công việc nhà trong năm sáu tháng để lựa chọn tác phẩm mà có phàn nàn một lời nào đâu ?

Tôi có thể nói chính quyền hô lên một tiếng là các nhà văn hóa xung phong tức khắc, còn hăng hơn các thanh niên vô trại Thủ Đức nữa. Chắc chắn vậy ! Bằng cớ là mỗi lần chính quyền mời các văn nghệ sĩ để bàn về việc thành lập một Hội nhà văn hoặc một Viện văn hóa nào đó thì phòng họp luôn luôn chật ních. Đâu có cái chuyện mặc cảm hay nghi ngờ !

Nhưng có triệu chứng chán ngán. Kể ra thì nhiều lắm, tôi chỉ xin ghi lại vài chuyện mà tôi tin chắc là có thực.

Một ông bạn tôi có lần ở văn hóa vụ bỏ về mỉm cười bảo :

- “Nên treo cái bảng bán thịt chó ở cửa “Vụ văn hóa” thì đúng hơn”.

Tôi hỏi tại sao ? Ông ta giảng cho một hồi, nhưng thôi, tôi không muốn mang cái tiếng ác.

Một ông bạn khác được một nhân viên Sở Tu Thư lại tìm tận nhà nhờ dịch cho Sở một bộ sách về triết học và đưa cho coi thể lệ của Sở: sách triết học một trăm năm mươi đồng một trang, sách văn học một trăm đồng một trang. Ông bạn tôi bằng lòng, và đến khi hỏi lại cho chắc chắn, nhân viên nọ đáp :

- “Một trăm”.

Ông bạn tôi mỉm cười :

- “Nó thuộc về triết học hay văn học ?”.

- “Vâng thì một trăm năm mươi đồng cũng được”.

Nhưng sau, nhân viên đó không quay trở lại nữa. Sách hình như đưa cho người khác dịch.

Có người còn phàn nàn đã ký hợp đồng với Sở Tu Thư rồi, bỏ ra hơn một năm dịch xong một bộ sách, nội tiền thuê đánh máy cũng mất một vạn vì sách dầy khoảng ngàn rưởi trang, đến khi giao bản dịch thì Sở bảo không thể in được vì thiếu ngân quỹ. Thế là toi công dịch và toi luôn cả tiền thuê đánh máy.

Một ông khác may mắn được Sở in cho và trả tiền nhuận bút đàng hoàng, nhưng hai tháng sau tìm khắp Sài Gòn không thấy một tiệm sách nào, ngay cả tiệm Khai Trí bày sách của mình. Như vậy thì người ta in sách để làm gì nhỉ ? Xin độc giả chịu suy nghĩ một chút thì hiểu.

Tôi tin lời ông Tổng Giám đốc lắm: chính quyền có đủ các phương tiện hiệu lực cho sự phổ biến văn hóa “mà sự nâng đỡ của chính quyền sẽ làm cho công tác xây dựng văn hóa dân tộc thêm mạnh mẽ”.

Còn về câu “sự đả phá bao giờ cũng dễ dàng hơn sự xây dựng” của ông Giám đốc thì tôi xin nhận là đúng. Viết một trang sách có khi mất một ngày, một tuần mà xé bỏ thì không mất một phần mười giây. Cất một ngôi nhà mất năm sáu tháng, một hai năm, phá nó đi chỉ vài bữa, nếu dùng plastic thì chỉ một giây.

Nhưng tôi ngờ rằng chân lý đó chỉ đúng khoảng 50%. Có khi đả phá lại khó hơn là xây dựng, khó hơn nhiều.

Như chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp, ở Trung Hoa chẳng hạn, người ta phải mất bao nhiêu lâu, tốn bao nhiêu máu mới đả phá được nó. Từ Jean Jacques Rousseau, Voltaire tới Mirabeau, Danton … , từ Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu tới Tôn Văn … Rồi chế độ nô lệ, nhân loại mất bao nhiêu thế kỷ mới đả nổi nó; chế độ kỳ thị chủng tộc, chế độ thực dân, tinh thần bài xích ngoại đạo … đã mấy thế kỷ nay rồi mà nhân loại đã đả cho nó quị được chưa ?

Muốn đả phá thì phải làm cách mạng, mà làm cách mạng thì tôi thấy là việc khó nhất của nhân loại. Ngay những việc cách mạng nho nhỏ, những cải cách tí ti thôi chẳng hạn trong một công sở như Đài Phát thanh, muốn thực hiện cho được cũng không phải dễ. Phải diệt tinh thần thủ cựu, cầu an, phải diệt cái họa tính nó gần như bản tính của con người, ấy là chưa kể những sức chống đối của bọn người chỉ nghĩ tới tư lợi, tới địa vị.

Về văn hóa thì cũng vậy. Có cái gì hợp lý, tự nhiên cho bằng một quốc gia độc lập, phải có một nền quốc học, phải dùng tiếng mẹ đẻ làm chuyển ngữ trong mọi cấp học không? Vậy mà trong non mười năm nay, bao nhiêu người đã gắng tranh đấu cho tiếng Việt được dùng làm chuyển ngữ ở Đại học, cho học sinh ở Trung học lên Đại học khỏi phải “đụng đầu vào bức tường ngoại ngữ”, người ta đã tốn biết bao nhiêu giấy mực, không năm nào không năn nỉ chính quyền giải quyết vấn đề giùm cho con em chúng ta, và chính quyền nào, năm nào cũng đã nhắc các Viện Đại học thực hiện việc chuyển ngữ cho mau mau, nhưng tới nay kết quả ra sao ? Việc chuyển ngữ đã tiến tới đâu ?

Thế thì đả phá đâu phải là dễ ? Ta chỉ nhìn lúc thành công của sự đả phá; chẳng hạn lúc ký một sắc luật bãi bỏ kiểm duyệt, nên cho nó là dễ, nhưng quên hẳn rằng phải chiến đấu bao nhiêu năm, bao nhiêu thế hệ rồi mới bắt được người ta phải hạ bút ký sắc luật đó.

Dù hiểu tiếng “đả phá” theo nghĩa hẹp là chỉ trích, thì chỉ trích cũng không phải là dễ. Phải nhận ra được chỗ xấu, phải có can đảm nói ra, lại phải biết nói ra cách nào thuyết phục được người nghe để người ta nhận lỗi, phải hô hào cách nào để lôi cuốn được quần chúng, kéo họ về với mình, thì công việc chỉ trích mới đưa tới sự đả phá cái xấu, mà xây dựng cái tốt, như vậy đâu phải là dễ ? Nếu dễ thì cả thế kỷ 18 ở Châu Âu sao chỉ có được dăm người chỉ trích chế độ quân chủ mà lưu danh tới ngày nay.

Tôi còn thấy trái lại nhiều khi chính sự xây dựng mà lại dễ. Trong hai chục năm nay sự xây dựng văn hóa ở miền Nam này chưa có gì đáng cho chúng ta tự hào, nhưng chắc không ai chối cãi rằng mỗi năm ít ra bọn cầm bút chúng tôi cũng cho ra được vài ba chục tác phẩm lành mạnh, ít nhiều tinh thần dân tộc, tiếp thu một cách sáng suốt được ít nhiều tinh hoa văn hóa nước ngoài, và trong số vài ba chục tác phẩm mỗi năm may ra cũng được vài ba tác phẩm có giá trị. Vậy là họ đã xây dựng đấy, mà lại xây dựng trong những điều kiện rất khó khăn.

Họ không được chính quyền nâng đỡ, mà nhiều người cũng chẳng cần được chính quyền nâng đỡ, chỉ mong chính quyền cho một chút phương tiện làm việc thôi, mà cũng không được. Có người bỏ ra năm ba năm viết xong một cuốn sách, muốn in độ 1.000 -.> 1.500 bản thì phải mua giấy báo chợ đen 470 -> 480 đ một ram, in cả năm mới xong, tốn không biết bao nhiêu huyết hãn mà kiếm được phỏng bao nhiêu tiền ?

Có cả một Bộ Văn Hóa đó, nhưng Bộ không bao giờ nghĩ đến cách làm sao cho nhà văn chúng tôi có giấy in sách, nghĩa là có cái phương tiện nhỏ nhoi nhất đó để làm văn hóa. Vậy mà từ Bộ đến các vị giáo sư Đại học cứ cho là chúng tôi có nhiều phương tiện hơn chính quyền nữa.

Đã hai ba ông giáo sư Đại học nói với các bạn tôi :

- “Nhờ có các ông ở ngoài soạn sách cho sinh viên dùng chứ Viện chúng tôi không có phương tiện”. Nghe mà mát cả ruột ! Chúng tôi có phương tiện có lẽ chỉ vì chúng tôi ăn cơm gạo lức với muối mè được chăng ? Chứ chúng tôi làm gì mà có được phương tiện hơn các vị ấy ?

Một ông bạn trẻ của tôi, ông Phạm Long Điền, hai năm nay cặm cụi dịch các sách Toán, Lý, Hóa ở Đại học cho sinh viên dùng vì Viện không có phương tiện, các giáo sư Đại học không có phương tiện. Tới nay ông đã in ronéo được vài ba chục cuốn, bán vốn cho sinh viên. Hồi đầu năm thị trường khan giấy in ronéo, ông gửi thư lên ông Tổng Ủy viên Giáo dục Văn hóa Xã hội xin cấp “bông” giấy, đâu cả tháng sau mới được ông Tổng Ủy trả lời rằng để xét, để hỏi ý kiến các vị giáo sư Đại học Khoa học đã. Và ông bạn thở dài, lắc đầu :

- “Trả lời như vậy mà mất một tháng, đợi các vị giáo sư Đại học xét nữa, thì chắc mất tới ba tháng. Thôi, đi bòn mót ở chợ đen vậy”.

Hết thảy bọn cầm bút chúng tôi trong non một năm nay phải bòn mót ở chợ đen, đưa cổ cho người ta cứa, rồi mới xuất bản được sách, cho nên sách Việt Nam lúc này mới có những cuốn y hệt bánh da lợn : cứ một xấp giấy màu này thì lại một xấp giấy màu khác. Nhưng nhìn quen cũng thấy đẹp. Trong hoàn cảnh như vậy mà in được sách thì sao lại không đẹp ? Đẹp nhất là ở chổ này: phải có những kẻ chịu hy sinh như vậy thì chính phủ mới có lý do để lập một Bộ Văn hóa và phong các ông ấy chức này chức nọ trong Bộ, chứ không có nhà văn thì làm gì có các ông Bộ trưởng Văn hóa.

Rồi tới cái việc xin kiểm duyệt nữa. Dưới thời Pháp thuộc, một tác phẩm đã được phép in rồi, khi tái bản khỏi phải xin phép lại. Dưới trào Ngô, người ta thắt cho một vòng : tái bản cũng phải xin phép. Rồi không nhớ dưới trào nào vì nhiều trào quá đi, trong có mấy năm nay người ta lại thắt thêm cho một vòng nữa: giấy phép chỉ có giá trị trong ba tháng. Cái thời này, giấy thiếu, thợ in thiếu, nhập ngũ hoặc chạy đi làm cho Mỹ cả rồi, một cuốn 200 trang in sáu tháng chưa chắc đã xong, mà giấy phép chỉ có giá trị trong ba tháng. Mười cái giấy phép phải xin triển hạn cả mười! Nhưng làm thân cầm bút thì đừng nên phàn nàn gi cả, cứ nên kiên nhẫn đợi và cứ tin rằng: … “Sự nâng đở của chính quyền sẽ làm cho công tác xây dựng văn hóa dân tộc thêm mạnh mẽ”.

Nghe nói mới đây một vị nào đó phát minh thêm được một cái vòng nữa: Sách nhi đồng Bộ Thông tin kiểm duyệt rồi, phải đưa Bộ Giáo dục kiểm duyệt lại. Rất hợp lý. Rất đúng phương pháp phân công và chuyên môn hóa tới triệt để của Taylor: Thông tin chỉ kiểm duyệt về tin tức, về chính trị, còn Giáo dục mới đủ khả năng kiểm duyệt về giáo dục con em; nhưng theo cái điệu này thì rồi đây cũng nên đưa cho Bộ Xã hội kiểm duyệt lại về chính sách xã hội, Bộ Thanh niên kiểm duyệt về chính sách thanh niên nữa chứ ?

Tất cả những cái vòng đó không hề làm cho chúng tôi nản chí. Chúng tôi không tự hỏi chính phủ có thể giúp chúng tôi được gì, mà chỉ tự hỏi chúng tôi có thể giúp quốc dân được gì? Chúng tôi cứ âm thầm xây dựng, kiên nhẫn xây dựng bất chấp mọi nỗi khó khăn. Như vậy thì lời của ông Giám đốc Đài phát thanh chưa chắc đã đúng: xây dựng chưa chắc đã là khó.

Bi đát nhất là chúng tôi phải xây dựng trong khi có vô số kẻ phá hoại. Trong hai chục năm nay, số người có các bằng cấp Trung học, Đại học, tức số độc giả tăng lên chắc tới gấp mười, gấp hai mươi ? Mà số sách lành mạnh tăng lên được bao nhiêu, trong khi những sách nhảm nhí, từ loại kiếm hiệp đến loại dâm ô tăng lên được bao nhiêu ? Bộ Văn hóa nếu chịu khó làm thống kê, chắc sẽ phải lấy làm kinh ngạc về kết quả: chúng ta giáo dục thanh niên chỉ để cho họ khi ra trường đọc những sách bậy bạ.

Về kinh tế có luật: “La mauvaise monnaie chasse la bonne”. Về văn hóa cũng có luật “Les mauvais livres chassent les bons “. Vì hai năm nay chúng tôi đã làm thống kê : hễ loại kiếm hiệp tăng lên thì loại truyện đứng đắn giảm xuống (coi các bài chúng tôi viết về tình hình xuất bản năm 1964, 1965 ở Tin sách). Đó là một luật tự nhiên: cỏ mà rậm quá thì cây trái không còn mọc được.

Bình dân nước nào thì cũng vậy, ít người chịu đọc những sách đứng đắn, cần phải suy nghĩ một chút, chỉ ưa đọc những truyện kích thích, giật gân, cho nên các cơ quan văn hóa một nước chậm tiến như nước mình phải hướng dẫn, tạo phương tiện trao dồi tri thức cho dân. Chúng tôi không chịu được sự chỉ huy văn nghệ của các nước độc tài, nhưng chúng tôi phải nhận rằng ở những nước đó, không có loại sách đồi trụy, và dân chúng của họ không có sách đồi trụy đọc thì tự nhiên phải đọc những sách đứng đắn. Các vị trong Bộ Văn hóa có ngờ được không ?

Ở Bắc Việt, người ta đã dịch “Guerre et Paix” của Tolstoi từ lâu và lần đầu, in trên mười ngàn bản (tôi nhớ đâu như mười hai hay mười lăm ngàn); còn ở miền Nam này … Ở miền Nam này, năm năm trước tôi đã đề nghị với hai nhà xuất bản, hễ khi nào thấy có thể in được chỉ 3.000 bản thôi thì cho tôi hay, tôi sẽ khởi công dịch liền; và tới bây giờ đề nghị của tôi vẫn chưa được nhà nào xét cả. Tại sao ? Tại loại sách bậy bạ in nhiều quá, nên loại đứng đắn không thể bán được. Cỏ rậm quá mà chính quyền không nghĩ tới việc nhổ rễ nó đi. Có khác gì đã không xây dựng mà lại dung túng sự phá hoại ?

Vì vậy mà Đại hội Bảo vệ Văn hóa Dân tộc phải nghĩ tới nhổ cỏ dại, phải ngăn chận công việc phá hoại văn hóa đó. Có diệt cỏ dại rồi thì loại cây trái mới phát triển được, có đả phá “mọi biểu hiện văn hóa dâm ô, đồi trụy, lai căng, mất gốc” thì những tác phẩm lành mạnh có tinh thần dân tộc mới xuất hiện nhiều được, và lúc đó ông Tổng Giám đốc Nha V.T.V.N. chẳng phải tìm cũng sẽ gặp được những sáng tác như ý ông muốn.. Cho nên tôi nghĩ nội công việc “đả phá” của Đại hội cũng có tính cách xây dựng rồi đấy.

Tôi biết công việc đó sẽ khó lắm. Phải chống với biết bao thế lực trong nước và ngoài nước. Về sách báo, tuồng cải lương đồi bại… công việc cấm phát hành hoặc diễn đã không phải là dễ; đụng tới cái loại phim cao bồi, khiêu dâm, loại nhạc giật gân, loại vũ trụy lạc và những hộp đêm kiểu “Bar con heo có em thơm quá”, mới là thiên nan vạn nan, mà những loại quỉ này không diệt được hết, thì các loại trên dù có cấm được, cũng không có kết quả gì khả quan về văn hóa.

Nước Việt chúng ta không được may mắn như Arabie Séoudite, không có được những giếng dầu lửa vô tận, nên nhà cầm quyền của chúng ta không thể hiên ngang như Arabie Séoudite, cấm người Mỹ nhập cảng Whisky, uống Whisky, cấm họ kéo chuông khi nhà thờ của họ làm lễ, bắt họ phải “nhập gia tùy tục”. Khi bước chân lên vương quốc của ông (theo Benoist Merlin trong Ibn Séoud – Albin Michel 1955). Không những vậy, chúng ta còn phải nhờ họ từ giọt dầu, tới đầu đinh và cả hột gạo nữa, phải tùy thuộc họ về mọi phương diện, từ chiến tranh đến ngoại giao, kinh tế gần như không còn chủ quyền nữa, cho nên Đại hội dù là một “Lực lượng văn hóa đông đảo và nhiệt thành”, gây được “một không khí sôi nổi, tin tưởng” trong dân chúng, cũng phải kiên nhẫn chiến đấu gay go liên tục trong nhiều năm, may ra mới có chút kết quả. Vì vậy mà Đại hội cần nghe lời khuyên của ông Tổng Giám đốc Nha V.T.T.T. , liên lạc với chính quyền để có thêm phương tiện, và trước hết là liên lạc với ông Tổng Giám đốc đã : chắc chắn là ông sẵn lòng phát thanh chương trình của Đại hội mỗi tuần vài buổi.

Công việc đả phá, đâu phải là dễ !

N.H.L.

Nguồn : TIN VĂN số 9, 1966.

BÁO TIN VĂN
TRONG PHONG TRÀO BẢO VỆ VĂN HÓA DÂN TỘC

Tạp chí Tin Văn ra đời trong thời gian ngắn từ 6-6-1966 đến 4-8-1967 Tin Văn bị đình bản. Chủ nhiệm báo Tin Văn Nguyễn Ngọc Lương, thư ký tòa soạn – nhà văn Vũ Hạnh (cô Phương Thảo) bị bắt, bị tù. Mặc dù chỉ duy trì được 34 số báo, nhưng Tin Văn đã huy động nhiều cây bút sắc sảo: nhà văn Triệu Công Minh (cô Thanh Ngôn), nhà văn Vũ Hạnh, nhà văn Nguyễn Văn Bổng, giáo sư Lữ Phương, học giả Nguyễn Hiến Lê, nhà văn Bình Nguyên Lộc, học giả Giản Chi… đã đấu tranh quyết liệt đối với văn hóa phẩm đồi trụy, suy đồi, phản động nhằm bảo vệ văn hóa dân tộc; lên án tố cáo âm mưu thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ. Tạp chí Tin Văn đã cho ra đời hàng trăm bài viết phê bình, lý luận văn học, hàng trăm bài thơ, nhiều truyện ngắn, truyện dài (trong và ngoài nước).

Tạp chí Tin Văn đã công khai đăng tải trên nhiều số báo về nội dung 9 điểm trong văn nghệ theo quan điểm cách mạng của nhà văn Vũ Hạnh.

— Chương đầu : giới thiệu văn nghệ là một hình trạng ý thức xã hội, có mối tương quan bổ túc với các hình trạng ý thức khác. Do đó văn học nghệ thuật không bao giờ thoát ly ra khỏi tư tưởng chính trị trong một xã hội nhất định, dù nó cố làm ra vẻ ta đây sống đời độc lập hoặc khoác cái lốt cao đạo, giả dối tự cho mình đã thoát ly để sống trong cõi siêu hình.

— Chương hai : nói về chức vụ cao cả của văn nghệ như Victor Hugo từng cho rằng bàn viết của nhà văn phải là tòa án, vừa là giáo đường.

— Chương ba : là tác động của văn nghệ. Nó phải sâu sắc, lâu bền.

— Chương bốn : văn nghệ phản ánh bản chất thực tại. Và bản chất thực tại ngày nay là sự tranh đấu không ngừng để tiến lên cuộc sống càng ngày càng cao đẹp hơn.

— Chương năm : nói về bên trong văn nghệ sĩ và bên ngoài cuộc đời. Người làm văn nghệ phải hiểu được sự mâu thuẫn trong tâm thức mình và phải phân biệt được cái thật và cái giả trong sự việc mình quan sát.

— Chương sáu : một số biểu hiện tiêu cực trong văn nghệ. Biểu hiện thứ nhất là thoát ly thực tại bằng ngả lối ái tình. Thứ hai là thoát ly bằng ngả lối hoang đường, quái đản. Thứ ba là thoát ly bằng trốn vào dĩ vãng, nói toàn chuyện cũ, tích xưa. Thứ tư là trốn vào con đường ngóc ngách của tâm lý cá nhân, theo lối chẽ sợi tóc làm tư. Thứ năm là phiêu du vào những khúc mắc của những quan niệm triết học lỗi thời.

— Chương bảy : nói về hình tượng trong văn nghệ và hình tượng ấy phải tiêu biểu và linh động.

— Chương tám : nói về hai chân và bốn cẳng, ý nói không thể lầm lẫn giữa người và vật, quá chú trọng bản năng khi nói về người.

— Chương chín : gây vốn giữ lời. Đó là phải có một vốn sống thực tế dồi dào mới có cơ sở sáng tác.

Với chín chương trên đây, kể như là chín điểm, bấy giờ cũng gợi được sự chú ý của nhiều bạn đọc. Vài năm sau đó, nhà xuất bản Trí Đăng đã ấn hành để xuất bản, và cái nhan đề Chín điểm trong văn nghệ đã được đổi lại cho hợp lý hơn là Tìm hiểu văn nghệ, dày 164 trang.

V.H.

Ngày 10/2/2012 Nhà văn Triệu Công Minh dưới bút hiệu cô Thanh Ngôn ra tập sách “Đường lối văn nghệ dân tộc” và được phổ biến công khai trong nhiều số tạp chí Tin Văn. Tập sách này được nhà nghiên cứu Thanh Lan Võ Ngọc Thành viết lời giới thiệu .

*****

Cô Thanh Ngôn, một hôm, trao cho tôi bản thảo quyển sách này, nhờ tôi nhận xét và cho ý kiến.

Vốn quan tâm nhiều về văn nghệ cho nên nội cái tên của quyển sách đã đánh đúng vào tình cảm của tôi.

Đường lối văn nghệ dân tộc mà từ lâu tôi tha thiết thực hiện, nhưng chỉ thực hiện được phần nào, nay cô Thanh Ngôn đã viết thành một tập sách với nhiều tình tiết, phân ra từng chương mục rất tinh tường, khoa học.

Trước tình trạng văn nghệ trong xứ hiện nay, quyển “Đường lối văn nghệ dân tộc” của cô Thanh Ngôn xuất hiện đúng lúc, hợp thời.

Thật vậy, gần đây chúng ta chứng kiến văn nghệ miền Nam hiện ra nhiều trạng thái làm nhiều người phải bi quan, băn khoăn, suy nghĩ.

Nguyên nhân rất dễ hiểu. Cũng như cây lìa cội, lá lìa cành, nền văn nghệ miền Nam không dựa trên cơ sở dân tộc thì sớm muộn gì cũng phải điêu linh, tàn lụn.

Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bốn ngàn năm lịch sử vẻ vang, sáng chói, một dân tộc bất khuất, kiêu hùng, giàu lòng đoàn kết, cương quyết chống ngoại xâm. Bao nhiêu đức tánh cao quý ấy là một đảm bảo lớn cho một nền văn nghệ lành mạnh và tiến bộ.

ANTÉE, một nhân vật thần thoại Hy Lạp xưa kia, trong những lần đối địch không thể bị đánh bại, ấy là nhờ ông ta đã được tiếp sức của Mẹ tức là lòng đất. Văn nghệ miền Nam phải lấy dân tộc làm cơ sở thì nền văn nghệ ấy mới xây dựng và trường kỳ.

“Vì những lẽ trên, vì tương lai văn nghệ của đất nước, tôi lấy làm hân hạnh giới thiệu quyển “Đường lối văn nghệ dân tộc” của cô Thanh Ngôn cùng bạn đọc thân mến xa gần.

Thanh Lan Võ Ngọc Thành

(Trich lời giới thiệu)

Nguồn: Triệu Công Minh, “Đường lối văn nghệ dân tộc”

Nội dung tập sách “Đường lối văn nghệ dân tộc” có bảy chương và phần kết luận mà tạp chí Tin Văn số 7 đã đăng tải và trên nhiều số …

1/ Giữa đám rừng văn nghệ chọn con đường nào ?

2/ Văn nghệ dân tộc phải như thế nào ?

3/ Xây dựng điển hình văn nghệ dân tộc.

4/ Vấn đề nội dung và hình thức.

5/ Vấn đề cựu bình tân tửu.

6/ Dân tộc sáng tạo và phê bình văn nghệ.

7/ Văn nghệ phục vụ dân tộc.

Trong phạm vi quyển sách này chúng tôi xin giới thiệu nội dung phần thứ 7 “Văn nghệ phục vụ dân tộc” (đăng trong Tạp chí Tin Văn số 7, 1966).

VĂN NGHỆ PHẢI PHỤC VỤ DÂN TỘC

clip_image046 “Ngày nay hẳn không còn người làm văn nghệ nào công khai chủ trương rằng tôi làm văn nghệ để cho một nhóm người có khả năng và biết thưởng thức. Nhóm người đó là hạng dư tiền của, nhàn hạ, thích đồi trụy.

Lại cũng có một số người ngoan cố bảo rằng tôi viết cho tôi, để thỏa mãn cá nhân tôi.

Với nhóm người trên đã quan niệm đúng đối tượng của họ. Họ sẽ viết và viết cho ai? Họ viết cho nhân dân, dân tộc, để phục vụ

Nhà báo cho nhân dân dân tộc.

Triệu Công Minh

Với nhóm người dưới, ta phải thẳng thắn và thành thật đặt lại vấn đề.

Nếu viết cho mình đọc, vẽ cho mình xem, đàn cho mình nghe thì cần gì

phải in thành sách, vẽ nên tranh, hoặc đàn nên tiếng. Chẳng hơn là họ gói ghém cảm xúc, màu sắc ấy vào trong người họ, thế chẳng là có hơn không, khỏi tốn công của chăng ? Nhưng nếu họ có sáng tác để riêng cho một mình hưởng thì vấn đề không thành văn nghệ. Người làm văn nghệ nào cũng có liên hệ chặt chẽ với xã hội. Họ ở trong một tầng lớp nhân dân dân tộc, họ sống và chịu sự chi phối của xã hội, họ có nợ với xã hội đó.

Bài thơ “Một giấc mộng” của Sully Prudhonme mà ta đã được học qua hồi lớp Tiểu học đã nói rõ sự liên hệ chặt chẽ giữa con người và xã hội quanh mình. Do sự tiếp xúc hằng ngày với nhân dân, xã hội, do sự tranh đấu để tìm cái sống, một chỗ sáng trong cuộc đời mà người làm văn nghệ có cảm xúc, có suy nghĩ, có ý thức để sáng tác. Gần gũi với lớp người nào thì người làm văn nghệ cảm thông với lớp người đó hơn hết. Cho nên “cái tôi” đó dầu muốn dầu không là “cái tôi” của một số người, một lớp người. Nếu lớp người của kẻ làm văn nghệ là hạng đồi trụy, bệnh tật, người làm văn nghệ không phân biệt cái dở cái hay cho kịp thời để có một thái độ dứt khoát, thì sáng tác phẩm sẽ mang những ảnh hưởng dấu vết của lớp người đi xuống đó. Và lẽ đương nhiên là mình mang tội đầu độc nhân dân dân tộc.

Trái lại, lớp người bao bọc người làm văn nghệ là đông đảo và lành mạnh thì sáng tác phẩm cố nhiên sẽ lành mạnh. Gần mực thì đen gần đèn thì sáng. Tác phẩm sẽ là tiếng nói trung thực của nguyện vọng họ, tình cảm họ, ước vọng họ. Đông đảo người đó là nhân dân, dân tộc coi văn nghệ sĩ là bạn trung thành. Khi ấy, dầu người làm văn nghệ nói: tôi viết cho tôi, thì quần chúng nhân dân đều thủng thẳng vặn lại: Cái tôi của anh tức là cái tôi chung, anh viết cho chúng tôi đó.

Cái “tôi” nói đây là cái “tôi” dân tộc, nhịp cùng nhịp sống với dân tộc, không phải là cái “tôi” bệnh hoạn, ăn bám vào lớp người, báo hại đông đảo người.

Thái độ viết riêng cho mình là một thái độ bạc nghĩa vô ơn đối với bao nhiêu người sẵn sàng giúp họ. Thâu hẹp phạm vi lại, nội việc người sắp chữ còng lưng móc từng chữ một để sắp thành hàng, anh thợ máy khổ sở thức đêm để dán ống chăm sóc máy in. Họ tin tưởng rằng công phu của họ cũng phải được thỏa mãn phần nào về mặt tinh thần riêng cho họ và cho tất cả. Họ có quyền đòi hỏi, bắt buộc nhà văn nghệ phải làm một cái gì cho họ, xứng đáng với những giọt mồ hôi của họ.

Người làm văn nghệ đã cùng với nhân dân, dân tộc sống một nhịp sống chung, thở một không khí chung, những cảm xúc, nguyện vọng, ước mong đều như nhau thì bất cứ tác phẩm gì của người ấy đều có một nội dung lành mạnh, xây dựng. Người làm văn nghệ thể hiện nỗi lòng gì trong tác phẩm thì nỗi lòng đó là nỗi lòng chung của nhân dân, dân tộc. Ấy bởi cá nhân của văn nghệ sĩ hòa hợp với nhân dân, dân tộc thành một khối, đã kết hợp với nhân dân, dân tộc thành một ý chí hẳn hoi.

Đó là người làm văn nghệ chân chính đi đúng lập trường dân tộc. Họ sẽ được nhân dân, dân tộc chiều chuộng quý mến, thương vì. Viết cho nhân dân, dân tộc là một nhiệm vụ vinh quang, viết gì có lợi ích cho đám người đông đảo ấy thì ta nên làm, có hại thì phải tránh.

Sáng tác văn nghệ để ca tụng thú tánh của con người, sản xuất ra những truyện dài, truyện ngắn diễm tình, sướt mướt khóc than, những bài thơ, bài nhạc ủy mị có hại cho dân tộc là ta cương quyết chống.

Sáng tác văn nghệ biểu hiện được cuộc sống lầm than, gian khổ hiện nay của dân tộc, hướng dẫn rõ con đường tự cứu nguy cho dân tộc là việc nên tán thành, là việc nên làm. Cần phải vạch rõ những khuyết điểm của nhân dân, dân tộc phạm phải do mưu mô thâm độc của kẻ thù dân tộc gây nên, để giúp cho nhân dân dân tộc sửa chữa và lánh xa.

Cương quyết đã kích nạn tham nhũng, dâm ô để cho nhân dân trông thấy bộ mặt xấu xa bỉ ổi của chúng là việc làm có ích lợi cho dân tộc.

Nội dung văn nghệ dân tộc là thế, không thể khác được.

KẾT LUẬN

Bộ mặt văn nghệ hiện nay ở miền Nam có nhiều đường hướng. Những đường hướng ấy vì lỗi thời, không sát thực tại, ảo tưởng, dị biệt đều đã hay trên đà sụp đổ. Chúng không thể tồn tại được vì chúng không có cơ sở vững vàng do thực tại xã hội cấu tạo.

Cái thực tại xã hội ấy không phải do một nhóm người, một thiểu số người, mà do đông đảo nhân dân dân tộc, một lực lượng không ngớt đấu tranh chống thiên nhiên, chống tham vọng của con người để tìm một lẽ sống chính đáng, một chỗ ngồi phải chỗ dưới bóng mặt trời. Lực lượng đến 90 phần trăm dân tộc đã có một lịch sử vẻ vang qua bao nhiêu triều đại kiến quốc, lập quốc, chống xâm lăng.

Văn nghệ muốn được vững vàng, trường tồn là phải xây dựng trên cơ sở đó, là phải phục vụ đúng mức lực lượng đó.

Càng ngày càng lúc ta mới nhận thức ra rằng không những văn chương nghệ thuật đứng được vững vàng trên cơ sở đó thôi, mà đến nhiều phương diện khác như chính trị, kinh tế đều phải đặt trên cơ sở dân tộc.

Lực lượng dân tộc là một lực lượng sản xuất vĩ đại, một năng lực chiến đấu bất khuất oai hùng, một kho tài liệu vô giá để làm đề tài, lực lượng ấy còn là một ông thầy, một người bạn trong công việc sáng tạo và phê bình văn nghệ.

Lực lượng ấy đang hy sinh mồ hôi, xương máu trong cuộc đấu tranh để thực hiện mục đích cao xa, sáng lạn và nhân đạo. Họ đang cố gắng hoàn thành một xã hội mà con người phải có giá trị thực tế, không còn phải làm thân trâu ngựa nữa.

Họ đòi hỏi người làm văn nghệ tiếp tay họ trong công cuộc lâu dài và gian khổ ấy bằng những sáng tác cụ thể, ích lợi, thúc đẩy và hướng dẫn họ.

Muốn kết hợp với lực lượng ấy, người làm văn nghệ phải tự cải tạo mình, sửa đổi lề lối làm việc của mình. Như vậy sáng tác phẩm của mình mới mang tinh thần dân tộc và tiến bộ, là một lợi khí chiến đấu cho một lực lượng không ngớt vươn mình lên, lên mãi trong nhẫn nại và dẻo dai.

Đường lối văn nghệ hiện nay và luôn mãi về sau phải là đường lối văn nghệ dân tộc. Nội dung dân tộc là những cái hay, cái đẹp, cái tinh hoa, cái chí khí quật cường và bất khuất, đã và đang trổi lên, vươn lên, hưởng thượng một cuộc sống hòa bình, dân chủ và bình đẳng. Hiện giờ dân tộc đang đau khổ nhưng đầy tin tưởng. Phải thể hiện nỗi niềm chất chứa lâu nay trong lòng họ, gây tin tưởng ở kết quả ngày mai.

Văn nghệ phải lấy cơ sở dân tộc làm nền tảng mà còn phải tiến bộ. Nền văn nghệ ấy còn phải đả phá dâm ô, mê tín, trụy lạc, dị đoan, siêu hình thần bí, quái đản. Nó chống chủ nghĩa tiền phong là một chủ nghĩa văn nghệ không ngó ngàng gì đến công cuộc giải phóng dân tộc trước mắt, mà lo ca tụng con người không tưởng trong tương lai.

Nó tiến bộ là phải sống sát với nhân dân, dân tộc, không được đứng xa đằng sau mà cũng không được đứng xa phía trước. Nó không theo đuôi nhân dân, dân tộc. Nó không đứng xa rồi quay đầu lại gọi nhân dân, dân tộc phải tháp hơi rượt theo cho kịp mình.

Người làm văn nghệ dân tộc phải kết hợp với dân tộc, sống cùng sống với nhân dân, dân tộc, xem quyền lợi dân tộc là quyền lợi của chính bản thân mình, tiếng nói của mình phải là tiếng nói chung của dân tộc.

Được như thế, sáng tác phẩm của người làm văn nghệ sẽ không lạc lõng, hay là đứa con hoang vô thừa nhận của dân tộc. Trái lại nó là đứa con cưng của dân tộc, được dân tộc quý mến thương yêu.

Con người làm văn nghệ bao giờ cũng phải coi mình như một cội cây mà nhân dân, dân tộc là đất, là lòng mẹ. Cây có đất mới đâm rễ nẩy chồi, đơm bông kết trái. Xa rời đất, xa lòng mẹ là cây sẽ héo xàu, chết rũ phũ phàng …

Triệu Công Minh

(Cô Thanh Ngôn)

4. MẶT TRẬN VĂN NGHỆ, BÁO CHÍ

Trên lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, báo chí… ở nội thành Sài Gòn – Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ, cuộc chiến đấu bắt đầu quyết liệt ngay từ năm 1954 khi hòa bình vừa lập lại, đúng hơn đó là cuộc chiến đấu nối tiếp cuộc đấu tranh ở đô thị thời kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp, sau chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký kết Hiệp định đình chiến ở Genève (1954).

Trong cuộc chiến đấu này, phương tiện, uy lực của kẻ cầm quyền – chính quyền Sài Gòn luôn chiếm thế mạnh, chưa kể đội ngũ khá đông số ký giả, văn nghệ sĩ “thân chính” hoặc di cư vào Nam với não trạng chống cộng cực đoan, họ vừa viết báo, viết văn (đồi trụy), vừa làm chỉ điểm cho mật vụ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên lực lượng văn hóa, văn nghệ, nhà báo yêu nước lại có được nhân tố vượt trội mà địch không thể có, đó là chính nghĩa chống xâm lược, chống chủ nghĩa thực dân mới Mỹ khoác bộ mặt “thế giới tự do”. Họ có mục tiêu phục vụ Đại nghĩa giải phóng dân tộc Việt Nam bị nô dịch suốt hàng thế kỷ và họ được quần chúng nhân dân, các nhân sĩ trí thức có uy tín ở Sài Gòn nhiệt tình ủng hộ, bảo bọc.

Với tương quan lực lượng như thế, rõ ràng tính chất cuộc chiến đấu trên mặt trận này vô cùng gay gắt; nó đòi hỏi trí tuệ, mưu lược, sự sáng tạo rất cao, ứng phó rất nhạy bén linh hoạt, đối mặt với muôn vàn tình huống phức tạp… nhưng chung nhất nó đòi hỏi ý chí kiên định, lòng dũng cảm, tinh thần xả thân của người chiến sĩ trên trận địa văn hóa tư tưởng, hoạt động trong lòng địch. Một sân khấu Kim Thoa với vở “Lấp sông Gianh” bị ném lựu đạn ngay khi đang biểu diễn; bài “Một thế kỷ mấy vần thơ” của Truy Phong, đăng công khai trên mặt báo Tiến Thủ; cuộc xuống đường quy mô hàng vạn người trong ngày “Ký giả đi ăn mày” ngay chợ Bến Thành; … những nghệ sĩ, nhà báo, nhà thơ, nhà văn yêu nước phải chịu cảnh khủng bố, giết hại, tra tấn, tù đày của chế độ Sài Gòn. Thế nhưng hầu như không lực cản nào, dù tàn bạo đến đâu có thể làm đứt mạch phong trào đấu tranh kiên cường, bất khuất, liên tục của giới văn nghệ sĩ, nhà báo trong lòng địch suốt 21 năm từ ngày Mỹ trực tiếp xâm lược miền Nam, cho đến ngày toàn thắng 30/4/1975.

TUYÊN NGÔN CỦA VĂN NGHỆ SĨ VỀ VẤN ĐỀ TỰ DO SÁNG TÁC, TỰ DO BIỂU DIỄN TỰ DO XUẤT BẢN

Suốt chín năm dưới chế độ Ngô Đình Diệm, văn học nghệ thuật miền Nam chúng ta từ sự nghèo nàn đã đi đến sự sa đọa nặng nề. Sau khi chế độ Diệm bị quần chúng và quân đội yêu nước đứng lên lật đổ, một số người làm văn học nghệ thuật bấy giờ sực tỉnh, đã can đảm tự lên án thái độ thiếu minh bạch của những cây bút chối bỏ trách nhiệm cao quí của mình là tranh đấu cho sự thật, cho tự do sáng tác, tự do biểu diễn, tự do xuất bàn.

Nhưng cả một thời gian qua, dưới các chính quyền kế tiếp, tình hình sinh hoạt nghệ thuật chẳng những đã không sáng sủa, mà trái lại còn sa đọa bế tắc hơn nữa. Một nền văn nghệ lai căng, đồi trụy càng ngày càng được lan tràn, phim ảnh, tân nhạc, tiểu thuyết, báo chí đầu độc nặng nề tinh thần của thanh thiếu niên, đe dọa tiêu diệt truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, dân tộc quật cường với 4000 năm lịch sử, đã từng chiến đấu oanh liệt vẻ vang để được tự lập, tự tồn.

Chúng tôi, những văn nghệ sĩ không đứng trên lập trường nào khác là lập trường dân tộc, không theo chủ nghĩa nào khác là chủ nghĩa yêu nước, không thiên về lý tưởng nào khác là lý tưởng tự do dân chủ thật sự.

- Nhận định rằng những biểu hiện văn nghệ sa đọa hiện nay chỉ là kết quả tất nhiên của một chế độ thiếu dân chủ. Do đó phát sinh chính sách kiểm duyệt hẹp hòi, chẳng những đã ngăn cản văn nghệ sĩ làm tròn trách vụ của mình là phản ảnh sự thật để góp phần xây dựng đất nước, cải tạo con người, mà còn vô tình dung túng và nâng đỡ những văn nghệ phẩm sa đọa.

- Nhận định rằng nền văn nghệ dân tộc độc lập đã bị lấn át và bị đầu độc bởi những tác phẩm văn nghệ sa đọa và phi dân tộc từ các nước ngoài tràn vào, đã thể hiện một nếp sống trụy lạc, lũng đoạn tinh thần dân tộc và truyền thống cao đẹp Việt Nam.

- Nhận định rằng giới hữu trách hiện nay đã không quan tâm đúng mức đến những tiếng kêu báo nguy vang lên từ các cuộc hội thảo do các đoàn thể yêu nước, các tôn giáo chân chính, các nhà trí thức thức thời tổ chức, nhằm tìm biện pháp cứu vãn cho nền đạo đức dân tộc đang bị suy đồi.Do đó, chúng tôi thấy rằng hơn bao giờ hết, chính quyền một mặt phải có biện pháp thích đáng đối với những văn nghệ phẩm đồi bại, những quan niệm văn nghệ lệch lạc phủ nhận tinh thần tự cường, tự chủ của dân tộc ta, phải có chính sách hợp lý trong việc duy trì những giá trị truyền thống, tiếp thu có lựa chọn đối với văn nghệ nước ngoài. Mặt khác cần phải đề cao, tôn trọng tự do sáng tác, tự do biểu diễn, tự do xuất bản, bãi bỏ chế độ kiểm duyệt hầu đưa văn học nghệ thuật miền Nam ra khỏi tình trạng khủng hoảng.

Trước hiện tình của quốc gia, chúng tôi xác nhận thêm một lần nữa trách nhiệm rất lớn của văn nghệ sĩ là phải phản ảnh đầy đủ sự thật, phát huy tinh thần tự hào, tự cường dân tộc, để góp phần xây dựng dân chủ cho đất nước, chúng tôi hết lòng đòi hỏi tất cả điều kiện cần thiết để thể hiện một nền văn học nghệ thuật chân chính, với quyền tự do sáng tác, tự do biểu diễn, tự do xuất bản. Đồng thời chúng tôi cũng nhiệt liệt ủng hộ mọi đoàn thể, hiệp hội như Hội chủ báo, Nghiệp đoàn ký giả hiện đang tranh đấu đòi tự do báo chí, tự do ngôn luận, bãi bỏ kiểm duyệt, làm nền tảng thực thi dân chủ cho miền Nam, đã từng hứng chịu trên 20 năm đau khổ vì chiến tranh.

Sài Gòn, ngày 20 tháng 4 năm 1966

Đồng ký

CÁC NHÀ VĂN, THƠ, KỊCH, NHẠC, HỌA ĐỒNG KÝ :

1/ Nguyễn Thành Châu 2/ Duy Lân 3/ Lê Hoài Nở 4/ Nguyễn Phụng 5/ Nghiêm Thẩm 6/ Nguyễn Văn Trung 7/ Đào Đăng Vỹ 8/ Hoàng Giang 9/ Lam Giang 10/ Huỳnh Thiên Kim 11/ Minh Quân 12/ Bùi Chánh Thời 13/ Vân Trang 14/ Nguyễn

Nguyên 15/ Thái Bạch 16/ Vũ Hạnh 17/ Út Bạch Lan 18/ Ngọc Giàu 19/ Thành

Được 20/ Hữu Phước 21/ Lý Đại Nguyên 22/ Kiêm Minh 23/ Nguyễn Đình Toàn

24/ Hùng Cường 25/ Ngọc Trai 26/ Thanh Thanh Hoa 27/ Nam Hùng 28/ Xuấn Hiến 29/ Bà Tùng Long 30/ Phương Hữu 31/ Nguyễn Hữu Ba 32/ Lê Vũ 33/

Hoàng Trọng Miên 34/ Trụ Vũ 35/ Lê Thy 36/ Vương Pểnh Liêm 37/ Trần Tuấn Kiệt 38/ Vĩnh Trân 39/ Trịnh Chức 40/ Vương Nguyễn 41/ Trần Viết Văn 42/ Nguyễn Văn Năng 43/ Văn Ngà 44/ Kim Quang 45/ Tám Vân 46/ Vân Sơn 47/ Đặng Tấn 48/ Kim Nguyên 49/ Hoàng Nô 50/ Vân An 51/ Kim Hà 52/ Ngọc Sáu 53/ Tám Đạt 54/ Sáu Số 55/ Bảy Trạch 56/ Hoàng Ghi 57/ Thanh Tú 58/ Phương Bình 59/ Thanh Hải 60/ Chín Rổ 61/ Thanh Nhàn 62/ Phước Hậu 63/ Văn Thà 64/ Vĩnh Quang 65/ Quang Hữu 66/ Lan Thảo 67/ Hồng Hoa 68/ Nam Sơn 69/

Chế Thụy Lan 70/ Dương Hoành 71/ Thanh Liễu 72/ Mộc Tùng 73/ Điền Long

74/ Thạch Cầm 75/ Yên Hà 76/ Vũ Duy 77/ Nguyễn Ngu Í 78/ Ngô Tỵ 79/ Trương Đạm Thủy 80/ Phan Yến Linh 81/ Lữ Phương 82/ Hoài Điệp Tử 83/ Huỳnh Kim Cúc 84/ Huỳnh Văn Sâm (Sáu Tửng) 85/ Trần Văn Dư (Ba Dư) 86/ Trương Văn Đệ (Bảy Hàm) 87/ Hà Văn Tấn 88/ Đoàn Dân 89/ Diệp Đình 90/ Chí Thiện 91/ Kim Chi 92/ Thanh Tao 93/ Thanh Nhàn 94/ Thanh Danh 95/ Thanh Liễu 96/ Thanh

Sanh 97/ Trần Phương Thảo 98/ Thanh Hằng 99/ Diệp Mộng 100/ Minh Luông 101/ Nguyễn Ngọc Anh 102/ Mộng Điệp 103/ Hoàng Dương 104/ Minh Tánh 105/

Kim Anh 106/ Mỹ Nhung 107/ Ngọc Hội 108/ Trung Cang 109/ Xuân Nghiệp

110/ Vịnh Hồ 111/ Yên Trang 112/ Yến Linh 113/ Văn Thiên Tử 114/ Hoàng Lai Việt 115/ Nguyễn Minh 116/ Nguyễn Đạt 117/ Bình Nguyên Lộc 118/ Á Nam Trần Tuấn Khải .

Nguồn : Tin Văn số 1 ngày 1/6/1966.

Tư liệu do Mai Quân cung cấp

MỘT CHẶNG ĐƯỜNG BÚT MỰC


[1] Các chi tiết và số liệu này dựa theo hồ sơ D6/48, phông Tòa Đại biểu Chánh phủ tại Nam Việt, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II (TTLTQG II).

[2] TTLTQG II, phông Phủ Thủ tướng VNCH.

[3] Đoàn Thêm, “Hai mươi năm qua việc từng ngày (1945-1964)”, Nam Chi tùng thư, 1966, Sài Gòn, trang 156.

[4] Tóm lược và trích dịch trang 2 và trang 3 của hồ sơ 32604, phông Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, TTLTQG II.

[5] “Suy nghĩ và hành động”, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh, 1985, trang 38.

[6] Nguồn: TTLTQG II, phông Phủ Thủ tướng Quốc gia Việt Nam (QGVN), hồ sơ 1269.

[7] TTLTQG II, phông Phủ Thủ tướng QGVN, hồ sơ 1269.

[8] TTLTQG II, phông Phủ Thủ tướng QGVN, hồ sơ 1269

[9] Chi tiềt này do ông Trần Hàm Ninh (con ông Trần Hàm Lảng) cung cấp: chính ông Ninh đã đến bót này thăm cha và gặp các ông Nguyễn Hũu Thọ, Nguyễn Văn Dưỡng, Từ Bá Đước… tại đây

[10] Chúng tôi chưa tìm thấy nguyên văn nghị định này, chỉ thấy ghi tóm tắt trong một bản viết tay sau đó.

[11] Chi tiết sai, chính xác là Trần Hàm Lãng.

[12] Hội nghị đợt 1 vào tháng 1-1959, chỉ có biên bản, không có nghị quyết.

[13] Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia II, phông Phủ Tổng thống Đệ nhất Cộng hòa, hồ sơ số 21692.

[14] Nội dung từ “thạc sĩ” có nghĩa khác nhau tùy từng quốc gia. Ở Pháp, thạc sĩ (agrégé) là một học vị chuyên môn trên tiến sĩ, dành cho những tiến sĩ muốn làm giáo sư đại học (professeurs agrégés des universités), như trong lĩnh vực ngữ pháp, văn chương, sử học, y học… Học vị “thạc sĩ” trong tiếng Anhđược gọi là Master, một học vị trên cấp cử nhân, dưới cấp tiến sĩ. Ở Hoa Kỳ, bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh (MBA, Master of Business Administration) là bằng đào tạo sau đại học (từ 1 đến 2 năm), trang bị về lý thuyết và thực hành cho lĩnh vực quản trị kinh doanh. Trước năm 1975 ở miền Nam Việt Nam, học vị này được gọi là học vị "cao học". Ở nước ta hiện nay, sau khi tốt nghiệp đại học, nghiên cứu thêm nữa sẽ làm luận văn thi bằng thạc sĩ, rồi mới đến tiến sỉ.

[15] Trung tâm Lữu trữ Quốc gia II, phông Phủ Thủ hiến Nam Việt, hồ sơ D5-245.1 16 Nguyên văn: “Union culturelle des Vietnamiens de France”

[16] Nguyên văn: Comit des Causeries.

[17] “Trung tâm UNESCO”, Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 12-1990, trang 725-729.

[18] Vũ Ngọc Nguyên, “Đấu tranh là lẽ sống”, NXB Lao động, Hà Nội, 1/5/1957.

[19] Tùy trường hợp, ông Lê Văn Thả được giới thiệu, là kỹ sư hoặc giáo sư: Ông tốt nghiệp kỹ sư điện bên Pháp, bị Pháp trục xuất năm 1953. Sau khi bị cưỡng bách cư trú tại Vũng Tàu một thời gian, ông ngụ cùng gia đình ở Sài Gòn, dạy môn điện tại môt số truờng tư, và sau tháng 7-1954 là giáo sư tai trường Nam Việt do ông Lê Văn Huấn làm hiệu trưởng.

[20] Tên thật là Nguyễn Văn Thiện, nhưng trong văn bản không ghi.

[21] Báo bôi bỏ những chữ đã in (BT).

[22] Nguyên văn lời thư của nhà văn Nguyễn Hiến Lê gửi cho tòa soạn Tin Văn

Tôi chưa hề được cái hân hạnh biết ông, mà từ trước tới nay cũng chưa có một chút liên lạc gì với Đài cả; nhưng nhận thấy rằng những ý kiến ông phát biểu với tư cách cá nhân đó, phản ảnh gần đúng ý kiến phần đông các nhà cầm quyền đối với bọn cầm bút chúng tôi, nên cũng xin phép được trình bày ít điểm để cho bớt những sự hiểu lầm nhau giữa “dân” và “chính”. Vậy bài này tuyệt nhiên không có tính cách đối thoại giữa cá nhân

Cừu đen
StarNoteSchoolWorkMobile phoneCameraFilmstrip

KHOA HỌC THẾ KỶ 21 viện lịch sử dòng họ CLB gia phả học TPHCM TTNCVTH gia phả PHOTOHOUSE KHTK21
phòng chẩn trị TXNU Lê Thống Nhứt TBĐB QCDL HKH lịch sử    

CÓ 3 NỀN VĂN HOÁ LỚN HIỆN NAY 
TỰA VÀO 3 MỆNH ĐỀ LỚN SAU

1-NỀN VĂN HOÁ “KINH THÁNH” MỌI MUÔN VẬT
    ĐỀU DO THƯỢNG ĐẾ TRỜI ĐẤT SINH RA

2- NỀN VĂN HOÁ “KINH DỊCH” TẤT CẢ MỌI THỨ
     ĐỀU DO ÂM DƯƠNG MÀ HÌNH THÀNH

3- NỀN VĂN HOÁ “DARWIN . MARK . LENIN” TẤT CẢ
    MỌI THỨ,MỌI SỰ VIỆC PHẢI CÓ THỜI GIAN TIẾN
    HOÁ MÀ HÌNH THÀNH

khoa học thế kỷ 21 viện lịch sử dòng họ câu lạc bộ gia phả       học TPHCM trung tâm nghiên cứu    và thực.hành G.P
KHTK21 photohouse đồi cát   trắng motel phòng chẩn trị            tịnh xá ngọc uyển      lê thống nhứt
thương binh đặc biệt

Máy quay/chụpTrường họcCông việcĐoạn phimĐiện thoại di động

Không có nhận xét nào: